Tin tức
04 May 2021

NHỮNG SAI LẦM MÀ MỘT NGƯỜI QUẢN LÝ MỚI CẦN TRÁNH

Đối với một người mới được dự thảo hoặc đề bạt vào vị trí quản lý, nhưng lại ít được hỗ trợ dưới các hình thức như đào tạo hay huấn luyện thì mọi việc dường như sẽ khá khó khăn. Việc chịu trách nhiệm cho công việc của người khác là một thách thức rất mới mà người quản lý sẽ phải đương đầu và dễ mắc các sai lầm khác nhau.

Mặc dù đã sở hữu các kinh nghiệm trong vai trò lãnh đạo không chính thức như quản lý sản phẩm hoặc dự án, nhưng có rất nhiều thứ mới mẻ mà người quản lý mới phải học và làm trong giai đoạn đầu của vị trí này. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà người lần đầu làm quản lý dễ mắc phải trong thời gian đầu và cách để phòng tránh chúng.

  1. Cảm thấy cần phải chứng minh rằng mình “biết tất cả”

Bạn có thể đã gây ấn tượng với các quản lý cấp cao bằng chuyên môn kỹ thuật hoặc sự thành thạo trong công việc, tuy nhiên, ở vị trí quản lý, bạn cần tập trung vào việc giúp người khác làm việc có chuyên nghiệp hơn. Đúng vậy, những kỹ năng đưa bạn đến với vai trò này không phải là những kỹ năng giúp bạn thành công. 

Công việc của bạn là hỗ trợ người khác nỗ lực hơn và phát triển bản thân họ đồng thời hướng dẫn công việc tổng quan hơn, chứ không phải là một chuyên gia. Bạn sẽ là người tạo ra các chuyên gia, chứ không phải được nhìn nhận như một chuyên gia.

  1. Không tìm hiểu các thành viên mới trong nhóm

Nếu bạn là người mới tham gia nhóm, điều cần thiết là bạn phải nhanh chóng xây dựng lòng tin với các thành viên khác. Cách tốt nhất để làm điều này là chú ý đến họ với tư cách cá nhân. Dành thời gian với từng thành viên trong nhóm và hỏi ý kiến cũng như những mong muốn thay đổi của họ.

Bất cứ khi nào có thể, hãy hỗ trợ hoặc trao quyền để họ thực hiện những thay đổi này. Vào thời điểm thích hợp, hãy thảo luận về nguyện vọng nghề nghiệp và mong muốn tiếp theo của họ và làm việc cùng nhau để xác định một kế hoạch phát triển, đưa họ theo hướng các mục tiêu dài hạn hơn.

Nếu bạn từng là thành viên trong nhóm và hiện là người quản lý, điều quan trọng không kém là phải có những cuộc thảo luận. Đừng cho rằng chỉ vì bạn biết mọi người với tư cách là một thành viên trong nhóm và đồng nghiệp nên bạn hiểu nguyện vọng nghề nghiệp và ý tưởng cải tiến ngắn hạn của họ.

Hãy đầu tư thời gian vào những cuộc thảo luận ban đầu và tập trung vào việc tìm hiểu các thành viên trong nhóm của bạn từ một góc nhìn mới. Hãy chú ý đến mọi người và họ sẽ đáp lại bằng cách chú ý đến bạn.

  1. Không để sếp tham gia vào công việc của nhân viên

Bạn có thể nghĩ rằng sếp của bạn đã đề bạt bạn để đảm đương công việc và không muốn bị làm phiền về những vấn đề hàng ngày. Trên thực tế, sếp trực tiếp của bạn là một bên liên quan cực kỳ quan trọng trong thành công của bạn và muốn có cơ hội hỗ trợ và huấn luyện bạn.

Thay vì thể hiện khả năng hoạt động độc lập của bạn, hãy đảm bảo duy trò vai trò của sếp ở một mức độ phù hợp. Tất nhiên, việc đánh giá mức độ phù hợp phụ thuộc vào bạn.

Một số người sếp muốn liên lạc hàng ngày. Những người khác chỉ muốn tham gia vào công việc khi bạn cần họ giúp đỡ về một vấn đề cụ thể. Lại có người muốn có cơ hội quan sát bạn trong hoạt động. Hãy đảm bảo bạn đánh giá đúng nhu cầu của sếp về sự tham gia vào công việc của bạn và trao đổi thông tin đó một cách phù hợp.

  1. Tránh đối phó với vấn đề của nhân viên

Các nhà quản lý mới hầu như đều tránh những vấn đề nhan sự mang tính thách thức. Ví dụ, họ không được đào tạo về cách đưa ra phản hồi mang tính xây dựng và họ lo ngại quá mức rằng những cuộc đối thoại có yếu tố phản biện sẽ khiến mọi người chống lại họ.

Trên thực tế, mọi người đang theo dõi sát sao người quản lý mới để xem liệu người này có thể giải quyết được những vấn đề về con người hay không. Việc bỏ qua những vấn đề này dẫn đến việc giảm uy tín của người quản lý. Ngược lại, đối phó với những vấn đề đó một cách kịp thời, chuyên nghiệp giúp củng cố uy tín của người quản lý mới.

Đừng để những thách thức này kéo dài. Tìm hiểu và thực hành nghệ thuật và quy trình để đưa ra phản hồi hiệu quả, mang tính xây dựng và chuyển tiếp.

  1. Không bảo vệ nhân viên

Không điều gì giúp bạn đạt được sự ủng hộ và tín nhiệm hơn là sự tin tưởng có được bằng cách duy trì sự an toàn cho nhóm của bạn. Có rất nhiều cơ hội mỗi ngày để bảo vệ nhân viên của bạn khỏi những phiền nhiễu không mong muốn từ những nhóm khác. Khi mọi người hiểu bạn thì sẽ ủng hộ bạn, và nhìn nhận bạn là một người quản lý.

 

 

 

COMMENT