Tin tức
18 Feb 2021

NHỮNG ĐIỀU THƯỜNG THẤY Ở MỘT NHÀ QUẢN LÝ GIỎI

Ngay cả khi có hàng trăm nguồn lực sẵn sàng hỗ trợ, thì việc lần đầu tiên đảm nhiệm vị trí quản lý cũng sẽ khiến bạn có cảm giác như thể vừa nhảy khỏi một chiếc máy bay. Dẫu biết chiếc dù sau lưng hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho bạn, nhưng trạng thái rơi tự do chắc chắn vẫn khiến bạn lo lắng phần nào.

Đột nhiên bạn phải chịu trách nhiệm về phúc lợi, sản phẩm và thành công của một nhóm người. Bạn cũng sẽ là người mà họ tìm đến khi có điều gì đó đi sai hướng. Đó có thể là một thay đổi đáng sợ nếu như bạn đã quá quen với việc tìm kiếm câu trả lời từ một người khác.

Mọi thứ đều cần có thời gian để thích nghi, đặc biệt hơn khi lần đầu đứng ở vị trí là một quản lý, bạn sẽ dễ bị choáng ngợp. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không hề đơn độc và tất cả mọi người đều có điểm khởi đầu 

Dưới đây là bốn đặc điểm cần có của một người quản lý giỏi, được tư vấn bởi một số nhà lãnh đạo có kinh nghiệm. Họ đã đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho những người quản lý mới, đồng thời đưa ra một số phương án nhằm giúp bạn có hướng đi đúng đắn trong việc khởi đầu và phát triển bản thân với vai trò mới của mình.

Nâng cao tinh thần hợp tác

Kiến tạo nên một môi trường hợp tác để phát triển, nơi mà mọi người đều cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng và mỗi người đều có một giá trị riêng. Đây là chìa khóa đầu tiên cho sự khởi đầu thành công của một người quản lý mới. Đồng hành cùng nhau để cùng tạo nên một môi trường thân thiện, hỗ trợ lẫn nhau đưa đến một giá trị cốt lõi trong văn hóa doanh nghiệp. Là một người quản lý, bạn có thể khuyến khích các nhân viên của mình bằng cách thể hiện sự đam mê, tích cực trong công việc. Điều này không chỉ khiến nhân viên đồng hành cùng bạn, mà còn khiến họ nhìn nhận rõ hơn về tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong công ty. Summer Salomonsen - cựu Giám đốc đào tạo tại Grovo đã thường xuyên đề xuất việc giao nhiệm vụ, khuyến khích sự thảo luận và đánh giá lẫn nhau thông qua các cuộc họp trực tiếp, cũng như ưu tiên sự tin tưởng lẫn nhau giữa các nhóm. 

Định hướng phát triển

Là một người quản lý, việc tập trung vào vấn đề đào tạo nhân viên  - giúp họ trở nên tiến bộ cả về chuyên môn cá nhân lẫn các phẩm chất, kỹ năng cần có trong một tập thể là điều cần thiết. Sự hiểu biết của bạn đối với nhân viên ở mức độ cá nhân có thể giúp họ tận dụng được các khả năng và sở thích vốn có vào công việc. Nhìn nhận được những cách thức nào là hiệu quả và không hiệu quả, đồng thời cố gắng xác định và loại bỏ những trở ngại để nhân viên có thể phát huy tốt nhất năng lực chuyên môn của bản thân. 

Will Esdaile - phó chủ tịch tiếp thị của Homebase gợi ý rằng các nhà quản lý nên “có một mục tiêu phát triển không liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể hơn, mục tiêu đó có thể liên quan đến sự phát triển của một người hoặc một nhóm người trong bộ phận mà không liên quan đến kết quả kinh doanh. Ví dụ, bạn có thể phân chia công việc theo các nhóm lớn, qua đó nhân viên sẽ được luyện tập và nâng cao khả năng thuyết trình.”

Người giao tiếp xuất sắc

Giao tiếp là động lực phía sau hầu hết mọi thứ chúng ta làm, và trở thành một người giao tiếp tốt là điều quan trọng với tư cách là một quản lý. Bạn nên đưa ra những kỳ vọng một cách rõ ràng đối với nhân viên của mình, hãy minh bạch về các chủ đề quan trọng và thiết lập các nguyên tắc để truyền tải và nhận lại những phản hồi từ họ. 

Salomonsen cũng nói rằng để truyền cảm hứng cho những tư duy ban đầu, các nhà quản lý nên tạo ra một nền văn hóa hòa nhập, nơi mọi người được quyền bày tỏ những mối quan tâm, ý kiến ​​và ý tưởng của mình. Đưa ra những ví dụ để gia tăng tính xác thực cũng như bù đắp những lỗ hổng. Yêu cầu để được giúp đỡ. Hỏi ý kiến đồng nghiệp khi gặp khó khăn. Hãy bắt đầu một cuộc trò chuyện và sẵn sàng tiếp tục dù câu chuyện đó dẫn đến đâu.

Định hướng tác động

Mọi nhân viên đều muốn cảm thấy mình được trân trọng. Nếu họ không tin rằng công việc của họ đang tạo ra sự khác biệt theo một cách nào đó, họ sẽ không có động lực như vậy. Yaniv Masjedi, Giám đốc tiếp thị tại Nextiva, cho biết các nhà quản lý mới nên "dành chút thời gian để tìm hiểu điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm cũng như những khía cạnh mà họ cần hỗ trợ. Đưa ra các đầu việc như một quá trình học hỏi cho bạn và nhóm của bạn. Sau đó, hỗ trợ khi cần thiết và cố gắng học hỏi nhiều nhất khi bạn có thể."

Masjedi cũng khuyên bạn nên áp dụng cách tiếp cận lặp đi lặp lại và tiếp tục học hỏi cùng với nhóm của mình khi bạn đang phát triển tới vai trò mục tiêu của mình. Nhân viên sẽ thấy rằng bạn đang nỗ lực để cải thiện, điều này sẽ truyền cảm hứng và động lực để họ hoàn thành tốt hơn vai trò của mình.

Khóa học “Skillset for Managers” (Nhà quản lý chuyên nghiệp) chính là những gì mà các doanh nghiệp cần để chuẩn hóa bộ kỹ năng cho tầng lớp quản lý cấp trung hay những nhân sự quản lý mới của mình. Với nội dung tập trung vào việc khai thác và phát triển tư duy, nâng cao kỹ năng tổ chức – điều hành – quản lý nhân sự hiệu quả, “Skillset for Managers” (Nhà quản lý chuyên nghiệp) sẽ giúp “nâng tầm” bộ phận quản lý cấp trung trong doanh nghiệp của bạn, cũng là đưa doanh nghiệp đến gần hơn với những nấc thang mới của thành công.

Tìm hiểu thêm: http://gcv.edu.vn/lop-hoc/khoa-skillset-managers-nha-quan-ly-chuyen-nghiep/

Nguồn tham khảo: Forbes

COMMENT