Tin tức
06 Sep 2021

NHẬN DIỆN VÀ GIÚP ĐỠ NHỮNG NHÂN VIÊN ĐỐI MẶT VỚI HỘI CHỨNG KẺ MẠO DANH

 

Hội chứng Kẻ mạo danh là gì?

Hội chứng Kẻ mạo danh được mô tả  lần đầu tiên bởi hai Tiến sĩ tâm lý học Suzanne Imes và Pauline Rose Clance, vào những năm 1970. Về cơ bản, hội chứng kẻ mạo danh (Imposter Syndrome) là một thuật ngữ tâm lý đề cập đến một kiểu hành vi, trong đó người mang hội chứng này (ngay cả những người có những thành công và thành tựu rõ rệt) nghi ngờ khả năng của họ và có nỗi sợ hãi dai dẳng bị "phát hiện" là kẻ lừa đảo.

 

Sự khác biệt giữa Hội chứng kẻ mạo danh và Sự nghi ngờ bản thân hoặc thiếu tự tin

Một nghiên cứu về hội chứng Kẻ mạo danh năm 2019 đã mô tả sự khác biệt giữa Hội chứng kẻ mạo danh và Sự nghi ngờ bản thân hoặc thiếu tự tin như sau:

“Sự nghi ngờ bản thân liên quan đến những gì bạn có thể làm. Hội chứng kẻ mạo danh liên quan đến con người mà bạn nghĩ bạn trở thành. "

Để giải quyết sự nghi ngờ bản thân, bạn sẽ cần phải giải quyết các vấn đề về tư duy và sự tự tin. Trong khi đó để giải quyết Hội chứng kẻ mạo danh, bạn cần giải quyết vấn đề ở cấp nhận dạng - Tôi là ai?

Khi một cá nhân mắc phải Hội chứng Kẻ mạo danh, họ sẽ có cảm giác bản thân không xứng đáng với những gì mình đã đạt được. Người mắc hội chứng này luôn cảm thấy họ không hề tài giỏi hoặc có năng lực như mọi người vẫn nghĩ. Không chỉ vậy, mỗi ngày họ còn phải sống nỗi sợ hãi rằng mọi người sẽ phát hiện ra con người thật của mình.

Hội chứng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và sức khỏe tinh thần của một cá nhân. Nó có thể tác động tiêu cực đến sự tự nhận thức bản thân và ảnh hưởng đến kế hoạch và đội nhóm. Từ đó, dẫn đến giảm sút động lực làm việc và tạo ra môi trường làm việc không lành mạnh.

 

Xác định những cá nhân mắc Hội chứng kẻ mạo danh

Hội chứng kẻ mạo danh không có nghĩa là ai đó không đủ giỏi cho công việc. Mà có nghĩa là, hội chứng ấy gây ảnh hưởng đến hiệu suất, năng suất, tinh thần, đồng đội và lợi ích của công ty. Một số dấu hiệu giúp các nhà quản lý và nhân sự xác định những người mắc hội chứng này: cHọ là những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, trì hoãn, thu mình, làm hài lòng người khác. 

  • Chủ nghĩa hoàn hảo: Chủ nghĩa hoàn hảo có thể gây hại, vì chúng ta chọn làm việc chăm chỉ hơn trong một thời gian dài hơn, như thể bạn đang chiến đấu với dự án đó. Điều này dẫn đến sự kiệt sức, choáng ngợp, suy giảm hiệu suất và tinh thần.
  • Sự trì hoãn: Khi chúng ta trì hoãn, dường như chúng ta làm việc vì một mục tiêu những hành động lại không phù hợp. Chúng ta dành thời gian cho những hành động không có giá trị dẫn đến sự kiệt sức thay vì bứt phá.
  • Thu mình: Chúng ta có xu hướng giả vờ không nhìn thấy những nhiệm vụ, chúng ta thu mình lại vì sợ cả thế giới sẽ biết rằng chúng ta không đủ giỏi.
  • Xu hướng làm hài lòng mọi người: Chúng ta nói có thay vì không để tạo cảm giác thân thuộc. Chúng ta thường tự tăng áp lực với những mục tiêu. Điều này dẫn đến việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống khó khăn, mất giá trị khi chúng ta từ chối, thiếu ranh giới rõ ràng giữa các thành viên trong nhóm và khách hàng.

 

3 hành động giúp nhân viên mắc Hội chứng kẻ mạo danh:

  • Tạo ra các cuộc trò chuyện và cho phép cá nhân biết rằng họ không cô đơn (hãy nhớ rằng họ thường tự cô lập mình là người duy nhất gặp vấn đề).
  • Cung cấp những thông tin chính xác và đào tạo về hội chứng. Khi họ hiểu được điều này, họ sẽ bắt đầu tin tưởng vào bản thân.
  • Giảm độ căng thẳng và môi trường làm việc độc hại.

Là một nhà đào tạo hay quản lý nhân sự, cần biết rằng Hội chứng kẻ mạo danh ảnh hưởng như thế nào đến nhân viên. Hãy đưa ra những giải pháp để giúp nhân viên của mình thông qua các buổi đào tạo, cố vấn hay huấn luyện.

Nguồn: HrFuture

 

COMMENT