Tin tức
22 Nov 2016

Nghệ thuật cắt giảm nhân sự

"Sẽ chẳng có chuyện gì xấu xảy ra với chúng ta. Nếu chúng ta bị sa thải, đó không phải là một thất bại, chỉ là sự đánh giá lại nghề nghiệp giữa chừng." - P.J. O’ Rourke. 

Cắt giảm nhân sự hay sa thải nhân viên là việc bạn chắc chắn sẽ phải làm khi đứng ở vai trò Lãnh đạo. Nhưng cắt giảm như thế nào để nhân viên không cảm thấy mình là “nạn nhân” hay Lãnh đạo không cảm thấy áy náy, để đôi bên đều thấy vui vẻ, hợp lý, hợp tình là cả một nghệ thuật của nhà Lãnh đạo.

Guy_Kawasaki_at_Wikimania_2015_-_2

Cùng tham khảo một số ý kiến từ Guy Kawasaki, Giám đốc điều hành Garage Technology Ventures và cựu Giám đốc Marketing Tập đoàn Apple về nghệ thuật sa thải nhân viên:

1. Hỏi ý kiến của những đồng nghiệp công minh hoặc xin tư vấn chuyên nghiệp

Khi bạn có bất cứ một băn khoăn nào, hãy nói chuyện với một vài người có đánh giá công minh: người đó có thực sự đủ năng lực, có thuyên chuyển được không? Hãy tư vấn thêm với những người hiểu về luật lao động.

Bạn cũng thể tư vấn hỏi ý kiến đồng nghiệp như: Liệu đây có phải là sai lầm về tuyển người của bạn? Liệu việc đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên đã chính xác chưa?  

2. Cho họ cơ hội thứ hai

Sẽ là phi đạo đức khi sa thải một nhân viên mà không giúp họ hiểu được họ cần phải cải thiện điều gì và cho họ cơ hội để làm việc đó. Nếu bạn sa thải ai đó quá nhanh có thể có những vấn đề sau:

- Một số nhân viên có thể hoan hỉ, nhưng những người thông minh sẽ nghĩ: “Vậy ra đây là cách làm việc của công ty này. Không cảnh báo gì hết. Mình cũng có thể bị loại sớm nếu không được các sếp yêu quý”. 

- Nhân viên có thể cải thiện bản thân

- Có thể không phải do lỗi của nhân viên đó mà mọi chuyện không hoạt động đúng.

3. Kiên định

Đừng bao giờ đi tới buổi đối thoại “cuối cùng” với suy nghĩ nếu mọi chuyện tốt đẹp, bạn sẽ không sa thải ngườ đó. Hãy quyết định và sau đó thực thi. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn kiên định với xấu tính. Bạn nên kiên định trong quyết định nhưng phải tử tế trong cách truyền đạt và thực thi quyết định đó.

4. Đừng làm “nạn nhân” mất thể diện

Hãy đưa ra các lý do khó khăn của công ty như khách hàng giảm, khối lượng công việc giảm và trân trọng những đóng góp của họ trong suốt thời gian vừa qua dù ít hay nhiều. Hãy lịch sự bởi biết đâu người bạn sa thải có thể trở thành người chịu trách nhiệm mua hàng ở khách hàng lớn nhất của bạn.

COMMENT