Tin tức
29 Feb 2016

Năm Nhuận 2016: Vì sao cứ mỗi 4 năm, tháng 2 lại có 29 ngày?

Hình ảnh con ếch đang nhảy (Leaping Frog) là biểu tượng của năm Nhuận (Leap Year)

Vì sao có năm Nhuận?

Cứ mỗi 4 năm, tháng 2 lại có thêm ngày thứ 29 - Đó chính là năm Nhuận. Nguyên nhân là do sự chênh lệch về thời gian giữa chuyển động của hệ Mặt Trời và Dương lịch (lịch Gregory).

Trong khi Trái đất mất chính xác 365,2422 ngày để quay trọn một vòng quanh Mặt Trời, Dương lịch chỉ có đúng 365 ngày.

Vì vậy, khái niệm năm Nhuận được đưa ra để duy trì sự đồng bộ của Dương lịch với vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Vì sao lại là tháng Hai?

Tất cả các tháng khác trong lịch Julian đều có 30 hoặc 31 ngày , nhưng tháng Hai lại "chịu thiệt thòi" vì cái tôi của Hoàng đế La Mã Caesar Augustus.

Dưới triều đại trước đó của Hoàng đế Julius Caesar, tháng Hai cũng từng có 30 ngày, còn tháng được đặt tên theo ông chính là tháng Bảy (July) với 31 ngày. Thời điểm đó, tháng 8 chỉ có 29 ngày.

Julio Cesar

Hoàng đế Julius Cesar

Khi Hoàng đế Caesar Augustus lên ngôi, ông đã thêm 2 ngày vào "tháng của mình" (August - tháng Tám) để sánh ngang với số ngày của tháng Bảy. Và do đó, tháng Hai đã bị tháng Tám "cướp" mất 2 ngày.

Caesar Augustus
Hoàng đế Caesar Augustus

Thú vị, năm Nhuận không phải lúc nào cũng xuất hiện 4 năm 1 lần

Chúng ta thường chỉ nghĩ năm Nhuận thoả mãn điều kiện chia hết cho 4, như 1600 và 2000. Nhưng khá bất ngờ cho nhiều người,  1700, 1800, 1900 hay  2100, 2200, 3000... trong tương lai không hề có ngày 29/02.

Theo quy luật thì đối với những năm chia hết cho 100, chúng đồng thời phải chia hết cho cả 400 mới được công nhận là năm Nhuận.

Người ta đã thống nhất rằng cứ 4 năm xuất hiện ngày Nhuận là tần suất quá cao, và "Quy luật thế kỷ (100 năm)" vì thế đã được áp dụng

Julius Caesar và Giáo hoàng Gregory


Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585)
Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1585)

Lịch La Mã gốc vốn chỉ có 355 ngày, với một tháng bao gồm 22 ngày được thêm vào cứ sau mỗi 2 năm. Khi Julius Ceasar lên ngôi Hoàng đế vào thế kỷ I TCN, ông đã giao cho nhà thiên văn học Sosigenes nhiệm vụ nghiên cứu một hệ thống lịch tốt hơn.

Sosigenes quyết định sử dụng hệ thống 365 ngày/năm và cứ 4 năm lại có 1 ngày bổ sung. Và ngày 29/2 đã ra đời kể từ đó.

Vì 1 năm quay quanh Mặt Trời của Trái đất không kéo dài chính xác 365,25 ngày, những nhà thiên văn dưới thời Giáo hoàng Gregory XIII đã quyết định bỏ đi 3 ngày sau mỗi 400 năm khi họ công bố lịch Gregory vào năm 1582. Đến nay, mọi thứ vẫn suôn sẻ như dự kiến, nhưng chắc chắn sẽ cần có sự điều chỉnh sau mỗi... 10.000 năm.

Nguồn: The Telegraph

[Cơ hội Duy nhất ngày 29/02] Học bổng Leadership Coaching 1.400.000 VNĐ

Khoá học Leadership Coaching Mastery:

Tìm hiểu phương pháp phát huy tối đa năng lực của nhân viên, xây dựng đội ngũ kế cận và tạo nền tảng phát triển bền vững cho Doanh nghiệp cùng với Chuyên gia đào tạo Coaching hàng đầu khu vực Châu Á từ Singapore.

  08:30 - 17:00 | Ngày 14-15/03/2016



Isa-Jamaluddin
Chuyên gia Coach hàng đầu châu Á - Mr. Isa Jamaluddin (Senior Coach, WIAL)
sẽ giúp bạn nắm vững Kỹ thuật Huấn luyện - Coaching chỉ trong 2 ngày

Sau khoá học kéo dài 2 ngày này, bạn sẽ:

  Thấu hiểu tầm quan trọng của Kỹ năng Huấn luyện – Coaching

  Nâng cao năng lực lãnh đạo bằng việc ứng dụng Kỹ năng Huấn luyện

  Hỗ trợ nhân viên phát triển và hoàn thiện hơn thông qua quá trình hướng dẫn,
quan sát và phản hồi liên tục để cùng vươn đến những mục tiêu mới

  Cải thiện hiệu suất công việc hiện tại

  Điều chỉnh Kỹ năng huấn luyện để tiếp cận phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân

register-button
Cơ hội DUY NHẤT ngày 29/02/2016 để nhận học phí ưu đãi

COMMENT