Tin tức
19 Nov 2019

NĂM LƯU Ý GIÚP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN TRONG HUẤN LUYỆN

Five Coaching Practices To Accelerate The Growth Of Others

Huấn luyện đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử ở các dạng thức khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp một số đặc điểm của một Huấn luyện viên hiện đại khi gặp một Cố vấn, một người lớn tuổi, một nhà tiên tri, một nhà giáo hay một chuyên gia. Bất kể chức danh của họ là gì, mọi người vẫn luôn tìm đến họ để nhờ giúp đỡ, nhờ họ xem xét cuộc sống và hành vi của chúng ta từ những quan điểm, góc nhìn sâu sắc và bao quát hơn. Những Huấn luyện viên này đã giúp người được Huấn luyện - có thể là một học sinh, đồng nghiệp hay hậu bối của mình - nhìn nhận thế giới bằng cặp mắt tinh khôi, mở rộng những điều họ cho rằng có thể, và nắm bắt những tiềm năng của bản thân.

Trong một nghiên cứu tiến hành trên phạm vi toàn cầu của chúng tôi, hầu hết mọi người đánh giá “Huấn luyện và Phát triển con người” là một trong ba năng lực lãnh đạo quan trọng nhất. Dù được đánh giá là quan trọng nhưng thực tế năng lực này được thực hành ít nhất trên phạm vi toàn thế giới. Không năng lực lãnh đạo nào lại có khoảng cách lớn đến thế giữa tầm quan trọng và việc thực hành. Chúng ta đều công nhận Huấn luyện và Phát triển là quan trọng trong Lãnh đạo Chuyển đổi (Transformative Leadership).

Tuy nhiên, thực tế tồn tại một vấn đề: chúng ta không hề thực hành Huấn luyện. Tại sao? Nhà Lãnh đạo thường xuyên đưa ra những câu trả lời như họ không có đủ thời gian; họ không biết rõ về một quy trình chính xác và được kiểm chứng nào; và/hoặc họ cảm thấy Huấn luyện dường như làm chậm lại hiệu quả công việc trước mắt của họ. Bất kể lý do là gì, việc học một phương pháp thực tế và trực tiếp để Huấn luyện và Phát triển bản thân và những người xung quanh là vô cùng quan trọng đối với phát huy năng lực lãnh đạo.

Để Huấn luyện đạt hiệu quả chuyển đổi lâu dài, chúng ta cần xây dựng ba yếu tố nền tảng có liên quan nhau, đó là: xây dựng nhận thức, xây dựng cam kết và xây dựng thực hành. Nếu cả ba yếu tố này cùng được lưu tâm thì quá trình Huấn luyện sẽ có đột phá và mang lại hiệu quả phát triển bền vững. Nếu thiếu đi một trong ba yếu tố, kết quả sẽ dần mất đi hiệu quả. Có thể bạn sẽ học được các kỹ thuật và nguyên tắc hiệu quả nhất để thực hành, nhưng nếu thiếu cam kết thì bạn sẽ không tiếp tục nỗ lực nữa. Tương tự, mọi sự nhiệt tình và cam kết cũng chẳng giúp bạn đạt được bước tiến nào nếu bạn không thực hành đúng cách. Và nếu không nhận thức được về thế mạnh và điểm yếu của bản thân, làm cách nào bạn biết sẽ cần làm gì và cần cam kết với điều gì?

Nghệ thuật Huấn luyện Con người

Emerson đã từng viết: “Chúng ta lưu giữ trong trí nhớ một số cuộc trò chuyện mà mình tham gia… chúng giúp tâm hồn chúng ta minh mẫn hơn; chúng nói lên những điều ta suy ngẫm; cho ta biết điều ta vốn đã biết; chỉ bảo ta về con người thực sự của chúng ta.” Thật vậy, Huấn luyện có lẽ là kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất bởi lẽ việc chúng ta giúp thúc đẩy sự phát triển của những người xung quanh tạo ra sự bền vững cho phong cách lãnh đạo và duy trì giá trị sáng tạo tối ưu, liên tục.

Huấn luyện là nghệ thuật sử dụng chất liệu là tiềm năng con người để vẽ ra những bức tranh về hiệu quả công việc. Đó là phong cách lãnh đạo mềm dẻo nhưng chắc chắn, giống như một người bạn, giúp đỡ người được Huấn luyện nhìn nhận rõ nguy cơ và thiết lập các bước đi tích cực hơn.

Lãnh đạo không chỉ là một công việc. Người lãnh đạo trong một nhóm, bất kể lớn hay nhỏ, trong phạm vi một gia đình, câu lạc bộ, hội đồng, lớp học cho tới một doanh nghiệp đa quốc gia hay một đất nước, đều là người định hình đặc trưng cho tất cả thành viên trong nhóm. Nhà Lãnh đạo chạm tới từng cuộc sống và nắm giữ từng số phận trong lòng bàn tay; đó là một công việc thiêng liêng với trách nhiệm thiêng liêng.

Đối với nhiều người, từ Huấn luyện viên khơi gợi hình ảnh một người thổi còi, gào thét chỉ định đường lối cho một nhóm cầu thủ. Nhưng một Huấn luyện viên xuất sắc đóng một vai trò thú vị và tuyệt vời hơn nhiều so với việc đưa ra chỉ thị. Nếu bạn tham gia một buổi leo núi và gặp phải một số khó khăn, chẳng may bị lạc do sương mù hay bão tuyết, chẳng nhìn rõ đỉnh núi hay phía trước mặt là gì, thì bạn sẽ rất biết ơn một người hướng dẫn nhiệt tình, nói vọng lên từ dưới chân núi rằng: “Đi sang phía bên phải. Đi sâu vào trong. Cẩn thận những hòn đá đấy. Bạn sẽ ổn thôi.” Người hướng dẫn có đủ kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm mà bạn không có. Tương tự, một vận động viên trong đội chỉ nắm bắt được một số khoảnh khắc trên sân đấu nên sẽ có góc nhìn thiển cận. Một Huấn luyện viên xuất sắc sẽ nắm được bức tranh toàn cảnh để từ đó đưa ra cách tiếp cận tối ưu nhất.

Có một số Huấn luyện viên chỉ chăm chăm áp đặt hiểu biết của mình lên người khác, trong khi một Huấn luyện viên thực thụ sẽ kết hợp chuyên môn của bản thân để thúc đẩy, giúp người chơi vượt qua giới hạn trước đây của chính anh ta. Trong cuốn sách Làm chủ Huấn luyện, Robert Hargrove đã viết: “Khi mọi người nghĩ tới việc học hỏi, hầu hết không ai nghĩ rằng bản thân họ cần thay đổi. Họ thường nghĩ học hỏi là có được các ý tưởng, bí quyết, kỹ thuật, v.v. Trong đa số trường hợp, vấn đề mọi người phải đối mặt có liên quan trực tiếp tới con người họ hay cách họ suy nghĩ và tương tác với người khác.” Huấn luyện giúp chúng ta lùi lại một bước để nhìn nhận con người tổng thể, toàn cảnh tình huống, cũng như mối liên hệ giữa con người - tình huống.

Việc thực hành Huấn luyện

Nếu không có thực hành thì sẽ chẳng thể chuyển hóa. Chúng ta có thể hoàn toàn nhận thức và cam kết đạt các mục tiêu cao cả, nhưng nếu không thực hành thì chúng ta chẳng khác gì một người cầm cây đèn nhưng lại nhắm chặt đôi mắt. Max De Pree đã từng nói: “Cuối cùng, điều quan trọng cần ghi nhớ chính là chúng ta không thể trở thành thứ mình cần nếu cứ giữ nguyên như thứ mình đã từng là.”

Thời gian trước, một khách hàng mang theo kết quả đánh giá tới tìm gặp tôi và lộ rõ thái độ như muốn nói rằng “Tôi đã nói với anh rồi mà!”. Khi tôi hỏi “Tại sao anh lại có thái độ này?”, anh ta trả lời “Năm năm trước đôi đã làm bài đánh giá này và kết quả cũng y hệt như hôm nay. Đúng thật là tốn công vô ích.” Tôi và anh ta cùng làm rõ những điều cụ thể anh ta đã thực hành theo quy trình được vạch sẵn từ 5 năm trước. Và kết quả chẳng có gì đáng ngạc nhiên, anh ta thực chất không hề làm gì. Vậy bài học đằng sau câu chuyện này chính là: Không thực hành, không hiệu quả!

Bắt đầu thực hành biến khả năng thành điều có thể; thực hành bền bỉ, chuyên sâu biến khả năng thành hiện thực. Thực hành là kiên trì lặp đi lặp lại những hành vi mới giúp thay đổi cuộc sống của chúng ta. Tập thể dục là cách thực hành nhằm nâng cao sức khỏe. Thiền định là cách thực hành giúp khai mở đời sống tâm linh. Tự phản chiếu những tương tác kết nối của chúng ta cuối một ngày là cách thực hành giúp xây dựng các mối quan hệ hiệu quả. Đối với đa số chúng ta, không để sự sợ hãi hay các giới hạn về niềm tin ngăn cản mục tiêu có thể là cách thực hành trọn đời để tự nhận thức.

Để việc thực hành trở thành thói quen, chúng ta cần kiên trì thực hiện trong ít nhất 40 ngày. Thực hành ngắt quãng sẽ không mang lại hiệu quả chuyển hóa. Ban đầu, việc thực hành đòi hỏi kỷ luật để làm điều chúng ta có thể không thích thú. Tuy nhiên, kỷ luật đó dần dần sẽ bị thay thế bởi những lợi ích mà chúng ta đạt được trong cuộc sống; thì việc thực hành tự khắc bền bỉ và đòi hỏi ít nỗ lực cá nhân hơn. Chìa khóa của việc thực hành hiệu quả chính là: Nếu dừng thực hành, không vấn đề gì, hãy bắt đầu lại.

Phương pháp thực hành hiệu quả nhất

Thực hành Huấn luyện là một thử thách khó nhằn. Thiết lập kỷ luật để giảm dần tốc độ của bản thân nhằm giúp người khác phát triển không phải một điều dễ dàng. Huấn luyện thực tiễn là lý tưởng, nhưng đòi hỏi nguyên tắc để chuyển từ quản lý trực tiếp sang cơ hội Huấn luyện chuyển đổi. Một số nhà Lãnh đạo thực sự đam mê trong sự nghiệp phát triển con người, đến nỗi họ không chỉ huấn luyện trong thời khắc đó, mà còn phát triển các bài luyện tập nhằm mang lại hiệu quả lớn hơn.

Paul Van Oyen hiện là Giám đốc Điều hành của Etex, một công ty trị giá 3 tỷ đô-la tại Brussels chuyên về vật liệu xây dựng. Paul đã phát triển một phương pháp “vượt ngoài tầm” Huấn luyện để thôi thúc mạnh mẽ sự phát triển của các thành viên trong tổ chức, đồng thời tạo lập sự thân thiết và gắn kết sâu sắc với nhau. Hàng năm, Paul mời các nhân viên cao cấp tham gia một chuyến du lịch đặc biệt trong một ngày với mình. Mỗi nhân viên được lựa chọn bất kể thời gian hoặc địa điểm nào tùy ý. Đó có thể là nơi có liên quan đến kỷ niệm gia đình của họ, nơi truyền cảm hứng cho họ, hoặc một điểm đến họ vẫn muốn khám phá từ lâu mà chưa có dịp.

Vậy mục đích của thời gian và địa điểm của chuyến đi ấy là gì? Chính là chia sẻ mọi điều khám phá được với nhau. Khi họ đi bộ trên phố, ghé thăm những điểm đến nổi bật, chứng kiến những điều nhỏ nhặt hay những điều kỳ vĩ, họ cùng nhau chia sẻ và đồng thời đúng lúc đó họ cũng chia sẻ nhiều hơn về bản thân mình. Họ trò chuyện và hiểu thêm về nhau: điều gì là quan trọng với mỗi người, những mối quan hệ đặc biệt của họ, và những câu chuyện trong cuộc sống từng người. Mục đích sâu xa hơn là nhằm tạo ra không gian và điều kiện để thúc đẩy sự thân thiết thông qua những cuộc trò chuyện ý nghĩa về cuộc sống và nguồn cảm hứng cho doanh nghiệp. Tóm lại, chuyến đi ấy là cơ hội tuyệt vời để cùng có một quãng nghỉ, tạo điều kiện cho bản thân và doanh nghiệp có thể chuyển hóa.

Nhận xét về cách thức Huấn luyện này, Paul chia sẻ: “Tôi không làm điều này nhằm tăng cường ảnh hưởng lên người khác. Tôi làm bởi vì tôi quan tâm đến họ và sự phát triển của họ. Tôi muốn có một không gian cởi mở để cùng nhau phát triển. Đó là một trong những điều quan trọng nhất tôi làm trên cương vị một Giám đốc Điều hành để thúc đẩy sự phát triển của đội nhóm và bản thân tôi.” Vậy bạn sẽ làm gì để có tạo ra một quãng nghỉ nhằm phát triển những đồng nghiệp trong tổ chức của mình?

Phân tích thêm về những nguyên tắc định hướng cam kết phát triển con người của mình, Paul chia sẻ 05 nguyên tắc sau:

Nguyên tắc Huấn luyện số 01: Huấn luyện bắt đầu từ sự quan tâm

Huấn luyện mà không quan tâm đến đối phương chỉ là một quy trình máy móc. Khi đối phương biết rằng bạn đang quan tâm thì họ cũng trở nên cởi mở và hợp tác hơn trong hành trình phát triển.

Nguyên tắc Huấn luyện số 02: Hãy đầu tư thời gian

Vì Huấn luyện tạo ảnh hưởng đòi hỏi cần nhiều sự chú tâm và thời gian, có thể coi thời gian và tâm huyết này là khoản đầu tư mà bạn bỏ ra nhằm đạt được lợi nhuận lớn hơn sau này.

Nguyên tắc Huấn luyện số 03: Hãy hiện diện và lắng nghe chăm chú

Thực sự hiện diện và lắng nghe đơn thuần cho mọi người một khoảng lặng để tự phản chiếu bản thân. Hãy thể hiện sự hiện diện và chú tâm lắng nghe của bạn, đây có lẽ là món quà tuyệt vời nhất mà Huấn luyện mang lại cho nhau.

Nguyên tắc Huấn luyện số 04: Định hướng bằng những câu hỏi và sự tò mò

Nhà Quản lý có câu trả lời chính xác, còn nhà Lãnh đạo đặt những câu hỏi xuất sắc. Hãy sử dụng câu hỏi để giúp đối phương xác định nhu cầu, cách tiếp cận và nguồn cảm hứng của họ.

Nguyên tắc Huấn luyện số 05: Đưa đối phương tới vị trí mà họ muốn

Người cố vấn sẽ truyền đạt kinh nghiệm và chuyên môn để đối phương đạt được điều mà người cố vấn muốn. Huấn luyện viên thì khác, họ giúp đối phương luôn tiến lên, đạt được điều họ muốn. Hãy cố vấn ít lại và đầu tư nhiều hơn vào Huấn luyện.

Hãy cam kết gắn bó cuộc sống của mình với quy trình Xây dựng Nhận thức, Cam kết và Thực hành để truyền cảm hứng về phong cách lãnh đạo đích thực cho tất cả mọi người xung quanh. Hãy trở thành nhà Lãnh đạo tận tâm trang bị cho thế hệ kế cận để họ thành công và thậm chí là vượt trội hơn bản thân chúng ta.

 

Tác giả: Kevin Cashman

Nguồn: Forbes

 

Tìm hiểu thêm các chương trình đào tạo về Kỹ năng Huấn luyện cùng Growth Catalyst Vietnam và các Huấn luyện viên chuyên nghiệp:

All traditions throughout the ages have had exceptional coaches.  We may have called them advisors, sages, elders, wisdom-keepers, teachers, mentors, shamans, gurus, or masters.  No matter what their titles, we have always turned to them to help us look at our lives and behaviors from deeper and broader vantage points.  These coaches helped their “coachees” – seekers, disciples, students, apprentices – see the world with fresh eyes, transcend what they thought was possible, and glimpse their fullest potential.

We know from our global research that most people rate “coaching and developing others” among the top three most important leadership competencies, according to 360° assessments.  However, despite the rated importance of this critical competency, it actually scores as the lowest practiced competency around the world.  No other leadership competency has such as wide gap between importance and practice.  We agree that coaching and development are critical to transformative leadership. However, there is just one major problem:  we don’t practice it! Why? Leaders often tell us that they do not have enough time; they do not know a precise, proven process; and/or they feel it will slow down their immediate performance.  Regardless of the reasons, learning a pragmatic, straightforward methodology to coach and develop yourself and others is extremely critical to high-performing leadership.

For coaching to have a lasting, transformative impact, three interrelated foundations need to be constructed:  Building Awareness, Building Commitment, and Building Practice.  If all three are present and operating, breakthroughs will occur, and growth will be sustained.  If any one of the three is absent, the results will dissipate over time. You may learn the best techniques and disciplines to practice, but if you lack commitment, you won’t continue your efforts.  Similarly, all the enthusiasm and commitment in the world won’t get you far if you don’t adhere to the right practices. And without awareness of your strengths and weaknesses, how will you know what to commit to or what you need to do?

The Art Of Coaching Others

Emerson wrote, “We mark with light in the memory the few interviews we have had … with souls that made our soul wiser; that spoke what we thought; that told us what we knew; that gave us leave to be what we inly were.”  Indeed, coaching may be the most important of all leadership skills, because helping foster the growth of those around us gives sustainability to our leadership and perpetuates optimal, ongoing value creation.

Coaching is the art of drawing forth potential onto the canvas of high performance.  It’s the gentle yet firm hand of leadership guiding the way, like a caring friend, helping the “coachee” steer clear of danger or set a more positive course.

Leadership is more than just a job.  The leader of a group of any size, from a family, club, congregation, or classroom to a multinational corporation or a nation, sets the tone for all the members of the group.  Leaders touch lives and hold destinies in their hands; it is a sacred calling with sacred responsibility.

For many of us, the word coach evokes images of a hulking figure in a sweatshirt, blowing a whistle and barking directions to a more or less compliant group of players.  But a genuine coach has a far more interesting and refined role than giving orders. If you are on a mountain climbing expedition, struggling with some difficult terrain, lost in a fog or snowstorm, and not able to see the top of the mountain or most of the path ahead, you are grateful for a veteran guide, calling down from above, “Go to the right.  Dig in. Watch out for loose rocks. You’re doing fine.” The guide has perspective, experience, and crucial knowledge that you don’t have. Similarly, the players on a sports team, caught up in the moment-to-moment action on the field, have little perspective. An effective coach rises above the playing to get a more complete picture from which to guide optimal approaches.

Some coaches simply assert their expertise.  Great coaches blend expertise and facilitation to help players go beyond their previously held boundaries.  In his book, Masterful Coaching, Robert Hargrove notes, “When most people think of learning, they don’t think in terms of having to change themselves.  They tend to think of learning as … acquiring ideas, tips, techniquest, and so on. Seldom does it occur to them that the problems they are facing are insperable from who they are or the way they think and interact with other people.”  Coaching helps us step back to see more of the whole person and more of the whole situation, as well as the dynamics between the two.

The Practice Of Coaching

Without practice, there is no transformation.  We can be fully aware of and committed to noble goals, but if we fail to practice them, it is like someone lighting a lamp and then closing his eyes.  “In the end,” said Max De Pree, “it is important to remember that we cannot become what we need to be by remaining what we were.”

A while ago, a somewhat skeptical coaching client came to me with his most recent 360° assessment and a knowing “I told you so” look on his face.  When I asked him, “Why the peculiar look?” he said, “I’ve had the same 360° assessment for the past five years. Every time, the same results! What a worthless process!”  I tried to explore with him the specifics of what he actually practiced as part of the process. It was no surprise to find out he had practiced nothing. You know the moral of this story:  Nothing practiced, nothing gained.

Beginning practice makes the possible probable; advanced, enduring practice makes the possible real.  Practices involve the consistent repetition of new behaviors that transform our lives.  Exercise is a practice to build health. Meditation is a practice to unfold our spiritual life.  Reflecting at the end of each day on how our interpersonal interactions went is a practice that builds relational effectiveness.  For most of us, not letting fears or limiting beliefs sabotage our goals can be a lifelong practice for self-awareness.

For practice to become a habit, it needs to be consistently engaged for at least forty days.  A day here and a day there will not bring transformation. At first, our practice requires a discipline to do something we may not be inclined to do.  Over time, however, the discipline is replaced by the life-enriching benefits we are gaining; the practice becomes more self-sustaining and requires less effort.  Here is the key to practice: if you stop practicing, no problem – just start practicing again.

The Best Practices For Practice

Practicing coaching is a challenge.  Disciplining ourselves to slow down and pause to develop others is not easy.  While coaching in real time is ideal for coaching effectiveness, it requires discipline to pivot from the transactive immediacies of management to the transformative opportunities of coaching.  Some leaders are so passionate about developing others that they not only coach in the moment, but they also develop practices that are more far-reaching.

Paul Van Oyen is CEO of Etex, a $3 billion building materials company based in Brussels.  Paul developed a “go-beyond” coaching practice to significantly advance the development of his key team members while also creating deeper intimacy and connection.  Once a year, Paul invites each senior team member to take a one-day special trip with him. Each team member selects that date and the place, which can be anywhere in the world.  It is their choice. Paul’s only caveat is that it be a place that is compelling to them. The place may have a family connection, be a place that inspires them, or be a place they’ve always wanted to explore.

What is the purpose of the day and the place?  It is to share the exploration together, outside and inside.  As they walk the streets, visit notable sights, and witness small, minor things and impressive ones, they share it all together, and at the same time, they share more of themselves.  They talk and get to know more about each other: what is important to them, their significant relationships, and their life stories. The deeper purpose is to create the space and the conditions to foster intimacy through meaningful conversations about life and aspirations for the enterprise.  In short, it is a rich opportunity to pause together to give personal and business transformation an opportunity to emerge.

Commenting on this practice, Paul reflects, “I didn’t set this up to have greater influence with my people.  I did it because I care about them and their development. I wanted the free-space to grow together. It is one of the most important practices I have as a CEO to accelerate the growth in my team and myself.”  What will be your practices for pausing to grow others in your organization?

Elaborating on the principles guiding his commitment to developing others, Paul shared:

  • Coaching Principle One: Coaching Begins with Caring
    Coaching without care is a mechanical performance process.  When people know you care, they open up and become co-creators in the development journey.
  • Coaching Principle Two: Invest the Time
    While impactful coaching requires deep attention vs. lots of time, it is critical to see the attention and time as an investment that you have to do in order to get a significant return.
  • Coaching Principle Three: Be Present and Listen Deeply
    Deep presence and authentic listening give people a pause to reflect and to be.  Give the gift of presence and listening. The gift of presence may be our most valuable coaching gift.
  • Coaching Principle Four: Lead with Questions and Curiosity
    Managers have the best answers, leaders have the best questions.  Use questions to help people sort out their needs, approaches and aspirations.
  • Coaching Principle Five: Meet People Where They Are At
    Mentoring imparts experience or expertise where we want people to be.  Coaching meets people where they are in order to help them move forward.  Mentor less, coach more.

Commit yourself to a lifelong process of Building Awareness, Commitment, and Practice to inspire authentic leadership in all those you touch.  Become a more generative leader:  a leader dedicated to equipping the next generation to both succeed and exceed us.

 

Author: Kevin Cashman

Source: Forbes

 

For more information about Coaching courses at Growth Catalyst Vietnam:

COMMENT