23 Sep 2022

Mục tiêu công việc trong CV - lỗi thời hay vũ khí đặc biệt của ứng viên?

Chúng ta đều biết CV là thứ rất quan trọng đối với mỗi người khi bắt đầu sự nghiệp. Chúng ta đều hiểu việc sở hữu một chiếc CV “xịn xò” quan trọng tới mức nào…. Vì nếu CV chưa đủ tốt, điều đó sẽ ảnh hưởng tới chính công việc của bạn. 

Đó chính là lý do vì sao cần xem xét các ví dụ khác về mục tiêu công việc, để đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị được một mục tiêu cẩn thận, kỹ càng cho nhà tuyển dụng.

Vậy làm cách nào để chắc chắn rằng mục tiêu công việc, hay thậm trí là toàn bộ quá trình ứng tuyển của bạn thật nổi bật? Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một vài ví dụ về mục tiêu công việc và một số tips để đảm bảo rằng bạn sẽ là “người được chọn” nhé!

 

Đầu tiên và quan trọng, chúng ta cần hiểu: mục tiêu công việc là gì?

Nếu câu trả lời đơn giản chỉ là đạt được công việc mà tôi mong muốn, thì bạn sẽ chẳng tạo ra được nét đặc trưng gì của bản thân. Một mục tiêu trong CV là việc chỉ ra rằng bạn chính là “người phù hợp tuyệt vời” cho công việc đó.

Vậy, mục tiêu công việc trong CV là gì? 

Theo trường Đại học Marquette, Mỹ “Một mục tiêu công việc bao gồm những thông tin ngắn gọn, tập trung vào vị trí, mô tả được giá trị bạn có thể đóng góp và cống hiến cho tổ chức.”

Một định nghĩa khác từ Indeed.com cho rằng, “Một mục tiêu công việc tốt có thể được tùy chỉnh theo công việc bạn đang ứng tuyển và thêm những giá trị làm bạn khác biệt so với các ứng viên khác.”

Thông thường, mục tiêu công việc là một đoạn trích phác thảo rõ ràng định hướng nghề nghiệp của bạn, đồng thời định vị bạn là người phù hợp với chính xác những gì nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. 

Nghe có vẻ rất khéo léo đúng không? Vậy tại sao nhiều người không điền mục tiêu công việc trong CV của mình.

Mục tiêu công việc có thể gây một vài tranh cãi. Một số người nghĩ rằng dòng trích dẫn đó làm bạn trông nghiệp dư… vậy đó, nếu bạn không có một trích dẫn hợp lý, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Và điều này cũng áp dụng với từng phần trong CV của bạn. 

Các trường phái tư tưởng khác thì cho rằng nên loại bỏ hoàn toàn các mục tiêu và thay vào đó là “bản tóm tắt sơ yếu lý lịch”: 

Bạn có thể tự hỏi rằng “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi điền mục tiêu công việc và nhà tuyển dụng nhìn vào đó và cười? Họ sẽ bỏ qua CV của tôi?

Bây giờ, sẽ chẳng có ai cười trên mục tiêu công việc của bạn khi bạn áp dụng đúng cách tiếp cận. Hơn nữa, nếu định hướng công việc của bạn đang đi đúng, việc sử dụng mục tiêu công việc lại càng hợp lí hơn bất kì cách nào khác. 

Khi nào bạn nên sử dụng mục tiêu công việc?

Bạn là  người mới trong thị trường lao động hay là người ít kinh nghiệm làm việc?

Bạn có đang chuyển ngành làm việc?

Bạn có đang nhắm tới một vị trí công việc đặc biệt nào không?

Nếu câu trả lời là “Có” cho bất kì câu hỏi nào phía trên, thì việc có một mục tiêu công việc là hoàn toàn hợp lí. Nếu câu trả lời là “Không” cho tất cả những câu hỏi trên, bạn nên chuyển sang phương án có bản “Tóm tắt sơ yếu lý lịch”.

Dành cho những  bạn đang đứng giữa ngã rẽ của việc chuyển ngành hoặc người đang bắt đầu lại, một mục tiêu công việc sẽ giúp bạn thể hiện tiềm năng cho nhà tuyển dụng.. có thể kinh nghiệm công việc không thể giúp nhiều trong câu chuyện này. 

Tưởng tượng rằng nhà tuyển dụng sẽ hoang mang như nào nếu họ đang tìm kiếm một điều phối viên văn phòng và bạn gửi một chiếc CV với 10 năm kinh nghiệm trong ngành marketing. Nếu không có sự bày tỏ mục tiêu, người tuyển dụng sẽ cho rằng CV của bạn vô tình được rải đi và họ sẽ bỏ qua nó. 

Với mục tiêu công việc, bạn không chỉ để nhà tuyển dụng biết rằng CV của bạn đang ở đúng nơi đúng chỗ mà còn thể hiện rằng bạn đang chuyển ngành và toàn bộ kĩ năng của bạn có liên quan tới định hướng công việc mới. 

Nếu bạn đang nhắm tới một vị trí công việc cụ thể, một mục tiêu công việc có thể giúp củng cố quan điểm rằng bạn biết rõ về những gì bạn muốn đạt được sau này. Đó có thể là việc có lợi cho bạn. 

Hơn hết, lí do quan trọng nhất để điền mục tiêu công việc trong CV là nó hơn là không có gì. Hãy nhớ rằng, mục đích của bạn là gây sự chú ý của nha tuyển dụng và thể hiện nổi bật so với những ứng viên khác.  

Những lỗi thường gặp khi viết mục tiêu công việc

Có rất nhiều lỗi thường gặp mà người tìm việc có thể mắc phải khi viết tình trạng công việc với mục số 1 là sử dụng một mục tiêu cho mọi đơn ứng tuyển. 

 

1. Sử dụng một mục tiêu cho mọi đơn ứng tuyển.

Ví dụ:

Để có được công việc trong lĩnh vực tôi đã chọn sẽ thử thách tôi trong việc áp dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm để tạo lợi ích cho cả cá nhân và doanh nghiệp để cùng phát triển trong tương lai. 

Mục tiêu của của bạn là trở thành ứng viên lí tưởng và điều đó có nghĩa rằng bạn chắc chắn phải có những điểm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.. và trừ khi bạn đang ứng tuyển vào nhà máy làm bánh trên con phố chuyên làm bánh nơi mà tất cả công việc, người sử dụng lao động đều có những kỹ năng giống nhau thì tôi đảm bảo 100% rằng tình trạng công việc của bạn không thể là “một cho tất cả” công việc. 

 

2. Làm tất cả là vì bạn 

Đây là một cái bẫy mà rất nhiều người tìm kiếm việc làm mắc phải, vì họ không thể cưỡng lại việc sử dụng mục tiêu để liệt kê tất cả những thứ mà họ muốn để thoát khỏi vị trí. 

Ví dụ: Xin chào, tôi là người ứng tuyển và tôi rất muốn có một công việc tại công ty nơi mà tôi có thể kiếm nhiều tiền và làm việc ít nhất có thể. Và, một góc văn phòng nhỏ. Một chiếc ô tô từ công ty nữa thì thật tốt. Trong khi đó chúng ta hãy nói thêm về lợi ích, nghỉ hưu,.... và chính sách nghỉ lễ. 

Đúng vậy, chúng ta đã đi hơi xa trong trường hợp này, nhưng tôi cần bạn nhìn vào đó và cười,.. bởi vì chỉ một chút khoảng nghỉ bạn cũng không ngừng nhắc tới những gì BẠN MUỐN và điều đó thật vô lý đối với nhà tuyển dụng, họ sẽ loại bạn khỏi danh sách ứng viên.

 

3. Trở nên mơ hồ

Lỗi thường gặp thứ 3 chính là trở nên mơ hồ. Như tôi có nhắc tới, đây không phải câu chuyện “một cho tất cả” nên nếu bạn mơ hồ với hi vọng rằng bạn có gì đó thật sự phù hợp với thứ họ đang tìm kiếm thì họ sẽ trực tiếp để CV của bạn vào “circular file” (là file rác trong trường hợp bạn không biết nó là gì, chỉ là một chiếc tên bóng bẩy hơn nhưng kết quả cuối cùng vẫn là .. không có việc làm) 

Ví dụ: 

Đang tìm kiếm một công việc full time dài hạn để tôi có thể sử dụng những kỹ năng và hiểu biết sâu rộng của tôi tại vị trí mà tôi đang ứng tuyển. 

Vậy đó là ai? Tất cả thông tin chúng ta nhận được là người đó có kĩ năng và kiến thức… ngoài ra chẳng có gì cả. Kỹ năng họ có là gì? Họ có thật sự đang ứng tuyển không? Và hiểu biết mà họ nhắc tới giúp được gì cho công ty? Bạn hiểu ý tôi chứ? Nó chung chung đến mức bạn có thể điền bất cứ thứ gì vào chỗ trống đó theo đúng nghĩa đen.. 

 

4. Cứ tiếp tục không có điểm dừng.

Lỗi thứ 4 là bạn trình bày quá dài. Đây chẳng phải một cuốn tiểu thuyết. Đó là một chút nổi bật để thu hút sự chú ý của họ để họ mời bạn đến phỏng vấn và họ sẽ hỏi bạn kĩ hơn ở buổi này. 

Ví dụ:

Tôi sẽ không lấy ví dụ về sự dài dòng ở đây bởi nếu có nó sẽ rất dài và chẳng có ai sẵn sàng đọc những thứ ngớ ngẩn đó. Hãy nhớ rằng, nó cần ngắn gọn và ý nghĩa và chỉ nên có từ 1 đến 2 câu trong mục tiêu công việc. 

 

5. Chẳng mang lại giá trị gì. 

Lỗi thứ 5 là điều tệ nhất và cũng là lỗi dễ mắc phải nhất (ngoại trừ lỗi thứ 2 “làm tất cả vì bạn”). Lỗi thứ 5 là điền vào một mục tiêu công việc trống rỗng và không cho nhà tuyển dụng bất kì giá trị nào. Nó có thể bị nhầm lẫn với tình trạng quá mơ hồ đã nhắc tới trước đó. 

Ví dụ: 

Để đạt được vị trí ở lĩnh vực mà tôi đã chọn để vận dụng các kĩ năng như một nhân viên chăm chỉ, có học thức để đổi lại một khoản tiền tương ổn định theo thị trường. 

Đúng vậy. Bạn có học thức và bạn chăm chỉ và bạn muốn kiếm tiền. Vậy bạn có khác gì so với 90% các ứng viên còn lại? Tại sao bạn có thể trở thành ứng viên tiềm năng? Điều gì khiến cho nhà tuyển dụng chọn bạn? 

Và điều quan trọng nhất: Bạn làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của công ty?

Khi viết mục tiêu công việc, bạn cần chú ý vào việc trả lời câu hỏi này. 

 

✔️✔️LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT MỤC TIÊU CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ?

Vậy làm thế nào để viết một mục tiêu công việc tốt?

Một điều chung mà tất cả những ví dụ đã được nhắc tới ở phần 2 là không một điều nào trong số chúng được điều chỉnh để phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào khi nhìn vào CV với mục tiêu công việc như vậy sẽ lập tức loại bạn. 

Tại sao?

Bởi vì cho dù người đó tiềm năng tới đâu, họ cũng không phải một ứng viên lý tưởng. Bạn không chỉ cần gây sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn cần chắc chắn rằng họ nhìn vào CV của bạn và nói rằng “Đây chính là người phù hợp”.

Vậy làm thế nào để điều đó xảy ra? Điều rất cơ bản là hãy bắt đầu từ việc nhìn lại phần mô tả công việc. Theo Indeed.com, “ …khi bạn có một mục tiêu gắn liền với vị trí công việc, nhà tuyển dụng sẽ có lý do để xem xét kỹ càng hơn về kinh nghiệm làm việc của bạn.”

⭕ Sau đó, hãy đảm bảo rằng nó không chỉ gắn liền với vị trí công việc mà cần cả công ty bằng cách kết hợp một vài thông tin về tầm nhìn và giá trị mà công ty hướng tới. Bạn có thể đưa mục tiêu công việc của mình lên một tầm cao mới. Đúng không nào? 

⭕ Hơn nữa, hãy tập trung vào việc bạn sẽ làm thế nào để tạo giá trị cho công ty, không phải công ty sẽ đem lại gì cho bạn. Giới thiệu, và đảm bảo những giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty. 

⭕ Và đừng quên hãy làm nó ngắn gọn và ý nghĩa. Đừng dùng những tính từ hào nhoáng, thay vào đó là các động từ về hành động của bạn, điều này sẽ giúp “nâng cao mức năng lượng” của mục tiêu và đảm bảo rằng nó năng động và thú vị hơn. 

Nếu bạn là người đang chuyển ngành, hãy chứng minh những kinh nghiệm trước đó có thể giúp cho công việc sắp tới. Điều này cũng áp dụng với những người mới bắt đầu hoặc gần như không có kinh nghiệm gì.

 

🔵 TÓM LẠI 

Bạn đã có thông tin về mục tiêu công việc là gì, ai nên sử dụng và sử dụng hiệu quả nó ra sao. 

Mặc dù một số người có thể cho rằng mục tiêu công việc trong CV đã lỗi thời, nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể tạo ra sự khác biệt. Sử dụng tất cả các thông tin trên để có lợi cho bạn. Bằng cách đó, bạn sẽ tiến gần hơn một bước tới công việc mơ ước của mình.

 

COMMENT