
LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG NGHỀ NGHIỆP? NHỮNG CÔNG VIỆC TRIỂN VỌNG TRONG TƯƠNG LAI.
Hiện nay, những lo ngại về tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) xóa sổ công việc trong tương lai là điều có cơ sở - bởi cuộc cách mạng công nghệ đang thay đổi cách chúng ta làm việc. Nhưng khi lực lượng lao động hiện tại già đi, thế hệ tương lai sẽ có nhiều cơ hội việc làm nếu họ có được cho mình những kỹ năng phù hợp.
Công việc triển vọng của tương lai
Viễn cảnh theo đuổi một công việc duy nhất trong suốt cả cuộc đời đang ngày càng trở nên khó xảy ra trong bối cảnh hiện nay. Trong khoảng thời gian 15 năm, một người có thể có thay đổi nơi làm việc 17 lần, qua 5 nghề nghiệp khác nhau.
Ở thời điểm công nghệ hóa như hiện tại, những công việc có tính quy trình cao, lặp đi lặp lại, có thể dự đoán được và đòi hỏi tính chính xác là những công việc đầy rủi ro, có khả năng bị thay thế bởi hệ thống tự động hóa.. Đây thường là những công việc hành chính - văn phòng, như lễ tân, nhân viên nhập liệu...
Ngược lại, những công việc đòi hỏi các kỹ năng như giải quyết vấn đề về con người, sáng tạo, khả năng thích ứng, linh hoạt, khéo léo và kỹ năng giao tiếp sẽ là những công việc của tương lai. Ngoài ra, các công việc cần sự hỗ trợ trực tiếp về hoạt động thể chất, hành vi và kỹ năng xã hội như các nghề kỹ thuật, thiết kế, xây dựng, giáo dục, dịch vụ y tế và chăm sóc con người cũng có xu hướng tăng lên.
Những ngành xu hướng tăng trưởng ?
Thời gian qua, Việt Nam đã định hướng tập trung phát triển các ngành Dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như công nghệ thông tin, truyền thông, logistics, hàng không, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử... Mạng lưới thương mại và dịch vụ nhờ đó đã phát triển mạnh trên phạm vi cả nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Khảo sát về xu hướng tuyển dụng mới nhất do ManpowerGroup Việt Nam thực hiện cho thấy, sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19, có năm ngành nghề dự đoán hoạt động tuyển dụng sẽ sớm phục hồi gồm: công nghệ thông tin và truyền thông (18%); bán sỉ, bán lẻ và thương mại (17%); chế biến và sản xuất (14%); dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp (10%); chăm sóc sức khỏe và y tế (9%).
Những số liệu từ Navigos Search cũng cho thấy quan điểm tương tự, đó là nhân sự các mảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử... sẽ dần khôi phục vì đây là những mảng thị trường phát triển ổn định.
Những kỹ năng mà những người trẻ cần phát triển
Việc có được bằng đại học không còn đồng nghĩa với việc bạn sẽ có ngay một công việc tốt. Tỷ lệ thất nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp đại học đang tăng với tốc độ cao hơn so với những người không có bằng cấp. Theo tổ chức Foundation for Young Australia (FYA), hiện nay trung bình mất tới 4,7 năm để một người chuyển từ việc học trên giảng đường sang làm việc thực tế toàn thời gian tại công ty, từ đó sau khi nghiên cứu bốn yếu tố chính dưới đây đã cho thấy có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi đó:
- Một nền giáo dục xây dựng các kỹ năng có thể chuyển đổi được trong việc học, công việc và cuộc sống như giải quyết vấn đề, giao tiếp và làm việc nhóm
- Có khả năng đảm nhận các công việc được trả lương từ những kinh nghiệm làm việc có liên quan
- Tìm việc trong một lĩnh vực ngành đang có xu hướng phát triển
- Có tư duy lạc quan.
Các nhà tuyển dụng lao động kỹ thuật và kinh doanh thương mại vẫn chú trọng nhiều nhất vào các kỹ năng cụ thể cho công việc toàn cầu trong tương lai (theo nghiên cứu của trang NCVER), nhưng trong tất cả các công việc, thì kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở ứng viên là quan trọng nhất. Các công ty, tổ chức vẫn luôn coi trọng kỹ năng giao tiếp nhất trong số tất cả những kỹ năng, tiếp theo là kỹ năng tổ chức, viết, lập kế hoạch và định hướng chi tiết, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Bạn sẽ cần phải đảm bảo rằng bạn cũng có các kỹ năng có thể chuyển đổi được như hiểu biết kỹ thuật số, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.
Nguồn: My Future.
COMMENT