Lãnh đạo là huấn luyện, không phải trách mắng nhân viên
Coaching được coi là 1 trong 6 kỹ năng quan trọng nhất của mỗi nhà Lãnh đạo giúp định hướng, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho nhân viên trong tổ chức để tối ưu tiềm năng bản thân và hiệu quả công việc. Mặc dù là 1 kỹ năng trọng yếu tuy nhiên không phải nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp tổ chức nào cũng nắm vững kỹ thuật Coaching hiệu quả nhất , hoặc chưa thực sự dành thời gian để phát triển kỹ năng cốt lõi này!
Lý do cho thực trạng này là bởi tâm lý con người thường mặc định lời góp ý, đặc biệt với những nhận xét tiêu cực, như một kiểu đối chất căng thẳng. Đa phần trong chúng ta đều không biết cách đưa ra lời góp ý sao cho khéo léo và cởi mở nhưng theo hướng ngược lại, chúng ta vẫn có thể ghi nhận và thực sự trân trọng những ý kiến, thậm chí cả phê bình, mang tính xây dựng.
Lấy ví dụ trong lĩnh vực thể thao. Bạn làm đúng hay làm sai, chơi tốt hay chơi dở, huấn luyện viên sẽ luôn thẳng thắn chia sẻ, nhắc nhở nhằm giúp bạn tiến bộ hơn nữa. Những ý kiến cả tích cực và tiêu cực như thế này chính là một hình thức Coaching hiệu quả cho thành công của người được góp ý. Thế nhưng đáng tiếc, khác với nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống, hình thức Coaching này vẫn hiếm khi được trọng dụng trong kinh doanh.
Tạp chí Entrepreneur sẽ bật mí 3 bước hỗ trợ bạn biến hoá những lời phê bình, chê bai hay trách mắng thành một hình thức Coaching luôn nhận được sự ủng hộ từ nhân viên.
1. Xác định mục tiêu của nhân viênMọi lời nhận xét, góp ý đều được ghi nhận trong thể thao bởi ý chí quyết tâm chiến thắng đã lấn át cảm giác thiếu thoải mái của cả huấn luyện viên và vận động viên xung quanh những chỉ trích dành cho nhau. Những nhà vô địch Olympic là như vậy, họ thậm chí còn cảm thấy bực tức khi không được nhận những lời chê bai thẳng thắn có thể giúp mình giành huy chương.
Vậy mục tiêu kinh doanh của bạn với vai trò nhà lãnh đạo, quản lý là gì nào? Ngoại trừ khởi nghiệp với mong muốn thay đổi thế giới như Apple trong những năm đầu đời, bằng không thì nhân viên của bạn thường chỉ muốn phục vụ những mục tiêu cá nhân sao cho vẫn mang lợi ích về cho doanh nghiệp, hơn là cứ phải đi tập trung xa xăm vào bức tranh toàn cảnh tầm tổ chức.
Đơn cử, một nhân viên có động lực hoàn thành mục tiêu cá nhân là đạt doanh thu 1 triệu đô-la hơn là ý thức phải giúp công ty thu về đến 10 triệu đô-la tiền bán hàng. Nhân viên nào cũng tạo cho mình những cái đích trong sự nghiệp dù họ có chia sẻ với bạn hay không. Vậy nên, điều quan trọng là phải tìm ra mục tiêu của nhân viên mà có lợi cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Đừng vội vàng xua nói không, hãy cứ hoan nghênh mọi kỳ vọng của nhân viên và hỗ trợ họ đạt được điều mình mong muốn theo tinh thần đôi bên cùng có lợi.
2. Thông báo sớm và thường xuyên về việc góp ýKhi đã xác định được mục tiêu, hãy thông báo trước thời điểm mà nhân viên của bạn có thể nhận được những bản đánh giá không chính thức. Tuỳ thuộc vào cấp bậc và trình độ, kinh nghiệm của nhân viên mà bạn tự đặt ra tần suất góp ý khác nhau, từ hàng ngày cho một lính mới đến hàng tháng cho một quản lý kỳ cựu. Trong phần lớn thời gian, hầu hết nhân viên của bạn sẽ hưởng lợi từ những lời nhận xét thẳng thắn và chân thành, kể cả khi chúng chỉ kéo dài có 30 giây đi chăng nữa. Thông báo với nhân viên về những thời điểm có thể được góp ý và rằng họ nên mạnh dạn đòi hỏi phòng trường hợp bạn quên bẵng đi công việc này.
3. Mở đầu cuộc nói chuyện bằng những mục tiêuPhác ra bức tranh toàn cảnh với nhân viên của bạn: “John, tôi có một số đề xuất có thể giúp anh hoàn thành mục tiêu 1 triệu đô doanh thu của anh.” Lưu ý những từ khoá “anh” và “của anh”. Bằng cách mở đầu với mục tiêu của nhân viên, lời nhận xét của bạn trở thành nền tảng cho một cuộc nói chuyện chân thành, cởi mở thay vì mang tính chất đối đầu nhau. Hãy nhớ rằng luôn khiến nhân viên cảm nhận thấy rằng bạn thực sự muốn giúp họ đạt được những gì quan trọng đối với họ.
Hình thức huấn luyện bằng phản hồi này giúp các vận động viên chiến thắng và giành danh hiệu, huy chương. Vậy nên, chẳng có lý do nào mà nó không thể giúp bạn và nhân viên của mình đạt được thành công tương tự trong kinh doanh.
Để mở rộng chủ đề về Lãnh đạo và Kỹ thuật Huấn luyện Coaching, các CEO, Nhà Lãnh đạo, Quản lý và người làm nhân sự chuyên nghiệp có thể tham gia buổi huấn luyện 02 ngày trực tiếp với Diễn giả - Chuyên gia huấn luyện và đào tạo cấp cao đến từ Singapore – Bà Siew Yun Pang . Khoá học được phối hợp tổ chức bởi Growth Catalyst Vietnam và Coach Masters Academy.
Khoá học Coaching for Managers Thời gian: 08:30 - 17:00 Ngày 16 & 17/09/2016 Email: public1@gcv.edu.vn / Hotline: 096 228 0888 Tìm hiểu thông tin và đăng ký khoá học tại: http://gcv.edu.vn/coaching-for-managers |
COMMENT