Tin tức
24 Feb 2021

KỸ NĂNG TRONG CÔNG VIỆC: CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG

Ai cũng biết rằng cần phải kết hợp cân bằng giữa kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm trong công việc tương lai. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết sự khác biệt giữa hai loại kỹ năng này? Bạn có thể làm gì lấp đầy những khoảng trống kỹ năng ấy? Các chuyên gia đã nhận định rằng việc ứng viên biết cân bằng giữa chuyên môn và những kỹ năng mềm sẽ là yếu tố hàng đầu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm. Bên cạnh đó, là việc chứng minh sự khác nhau giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trước các nhà tuyển dụng tiềm năng.

1. Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Kỹ năng cứng thường dễ định lượng hơn kỹ năng mềm khi bạn có thể học những kiến thức chuyên môn ở các lớp học, khóa đào tạo hay bằng cách đọc sách, tham khảo ý kiến từ ai đó hoặc trong quá trình làm việc. Ví dụ như kỹ năng kĩ thuật liên quan đến lĩnh vực và chuyên môn cụ thể là viết mã code.

Trong khi đó, kỹ năng mềm là những kỹ năng sử dụng hằng ngày để giao tiếp, hiểu và tương tác với mọi người như kỹ năng quản lý dự án.

2.  Kỹ năng chuyển đổi

Là những kỹ năng có thể dễ dàng chuyển giao để sử dụng giữa nhiều công việc, lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau. Các kỹ năng mềm có tính chuyển đổi cao hơn so với kỹ năng cứng vì chúng đều cần thiết trong tất cả những ngành nghề. Khi bạn có nhiều kỹ năng mềm, bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn những công việc tốt hơn

3. Tầm quan trọng của từng kỹ năng liên quan đến ứng viên 

Sẽ không có câu trả lời chung cho việc kỹ năng nào quan trọng hơn vì mỗi kỹ năng lại có vai trò khác nhau. Ví dụ, trong trường hợp của một kỹ sư cơ khí hay quản lý R&D thì việc thiếu những kiến thức chuyên môn là không thể chấp nhận được, nhưng thiếu một số kỹ năng mềm thì có thể. Tuy nhiên trong các ngành nghề khác như nhân viên bán hàng, bạn không nhất thiết là chuyên gia về kỹ thuật nhưng bạn cần có những kỹ năng mềm như khả năng thu hút, xây dựng mối quan hệ và khả năng lắng nghe để chốt giao dịch.

4. Cách mà nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên

Các nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc ứng viên qua kiến thức, chuyên môn thể hiện trên CV, nhưng những kỹ năng mềm thì không thể đánh giá theo cách này. Các buổi phỏng vấn mới là lúc kiểm tra những kỹ năng này vì họ cần tương tác để biết được trình độ của bạn.

5. Kỹ năng quan trọng để phát triển sự nghiệp

Kỹ năng mềm chính là chìa khóa để thành công trong sự nghiệp. Khi bạn nắm chức vụ ở cấp quản lý thì yêu cầu về các kiến thức, chuyên môn sẽ giảm xuống, trong khi yêu cầu kỹ năng mềm như lãnh đạo, quản lý hay khả năng truyền cảm hứng lại tăng cao.

6. Cách nâng cao những kỹ năng của bản thân

Để cải thiện những kỹ năng, bạn cần trong tâm thế tích cực lắng nghe và sẵn sàng thay đổi, học hỏi từ các cố vấn hay chuyên gia trong kỹ năng cụ thể. Đừng chần chừ bày tỏ mong muốn nhận được phản hồi sau mỗi buổi phỏng vấn để hoàn thiện những kỹ năng mềm của bản thân. Bạn cũng cần biết rằng, mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, chính vì thế hãy tập trung vào những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc bạn định hướng thay vì chỉ để ý vào những gì còn thiếu. Ngoài ra, bạn có thể học thêm các khóa học để cải thiện những kỹ năng mềm.

7. Những kỹ năng quan trọng trong tương lai gần

Ngày nay, các nhà tuyển dụng rất chú trọng vào các kỹ năng mềm, vì kiến thức và kỹ năng chuyên môn sẽ dễ để đào tạo hơn những kỹ năng mềm. Trong xã hội liên tục thay đổi một cách nhanh chóng như hiện nay, thì các kỹ năng mềm như sự linh hoạt, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, truyền cảm hứng và sức ảnh hưởng  là yếu tố quan trọng với nhiều công ty. Bên cạnh đó, hãy tìm ra điểm mạnh, tài năng thiên bẩm và những kỹ năng độc đáo của bản thân, điều đó sẽ giúp bạn trở nên khác biệt so với những ứng viên ngoài kia.

COMMENT