Enneagram - Ứng dụng trong Quản trị nhân sự
Enneagram, bắt nguồn từ nền triết học cổ đại, là hệ thống phân loại tính cách con người và được chia thành 9 nhóm bao gồm:
Số 1 – Người cầu toàn Số 4 – Người cá tính Số 7 – Người nhiệt tình
Số 2 – Người tình cảm Số 5 – Người lý trí Số 8 – Người mạnh mẽ
Số 3 – Người tham vọng Số 6 – Người trung thành Số 9 – Người ôn hòa
Bạn có biết rằng có những người sẵn sàng dành thời gian chỉ để sắp xếp tủ gia vị của họ một cách ngăn nắp và đúng thứ tự không? Họ có thể thuộc loại Enneagram nhóm 1 – “Người cầu toàn” với tính tổ chức và cực kỳ nguyên tắc, luôn phân biệt rạch ròi phải trái đúng sai. Những người này thông thường là giáo viên, luôn lý tưởng hóa và muốn mọi thứ phải hoàn hảo trong mắt họ cũng như khát khao sự thay đổi.
Còn những người ở trong ban lãnh đạo của tổ chức, doanh nghiệp thường thuộc vào tuýp số 8 – “Người mạnh mẽ”. Họ cực kỳ tự tin, quyết đoán, hào hiệp và có tư tưởng lớn nhưng khi rơi vào trạng thái căng thẳng, họ có thể trở nên rất đáng sợ và cô lập mình với tất cả, thậm chí sẵn sàng nổi khùng và dọa nạt những người khác.
Mỗi kiểu tính cách sẽ được định hình và phát triển dựa trên một bộ tâm lý nhất định, bao gồm tư duy, cảm xúc, hành vi, những động lực khát khao và cả nỗi sợ hãi. Enneagram được coi như "một dạng GPS của trí não" (Pernille Lauritsen) - công cụ đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao khả năng nhận thức bản thân. Từ đây, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất mỗi cá nhân, có ý thức thay đổi suy nghĩ và cách ứng xử theo hướng tích cực, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng của bản thân.
Từ một cuộc khảo sát năm 2011 với đối tượng là 72 tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Best Buy, Mitsubishi, Toyota, Avon… đã kết luận rằng ứng dụng Enneagram giúp cải thiện khả năng giao tiếp, tăng cường hợp tác, tăng doanh số bán hàng và củng cố mối quan hệ gắn kết giữa các đồng nghiệp hay giữa sếp và nhân viên. Hiện Enneagram được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như tâm lý trị liệu, giáo dục và đặc biệt trong kinh doanh, nơi rất cần sự thấu hiểu tâm lý giữa người với người.
Adrian Toh - chuyên gia về Enneagram cho rằng công cụ Enneagram có thể ứng dụng vào quản trị nhân sự ở các nhiệm vụ chính bao gồm: Lựa chọn và tuyển dụng nhân tài; Chế độ lương thưởng; Đào tạo và phát triển nhân viên và Đánh giá hiệu quả công việc.
Lựa chọn & tuyển dụng nhân tài
Các giả thuyết của Enneagram cho rằng mỗi tính cách của con người đều phù hợp với một công việc hoặc nhiệm vụ nhất định. Ví dụ, Nhóm số 1 – Người cầu toàn thì thích làm những công việc đòi hỏi đến sự chỉn chu, hoàn thiện đến từng chi tiết. Vì vậy khi tuyển dụng, các chuyên gia nhân sự cần mô tả công việc thực tế cho nhóm số 1 này bằng những "điểm nổi bật" liên quan thẳng tới mong muốn, tính cách đặc trưng nhóm số 1. Bạn có thể "hút" được nhân tài mà mình mong muốn với "khả năng hiểu rõ" ứng viên qua công cụ Enneagram.
Chế độ lương & thưởng
Enneagram có thể hỗ trợ các chuyên gia nhân sự nắm vững được Nhóm 1, Nhóm 3 hay Nhóm 7 cần chế độ lương thưởng khác biệt với nhau như thế nào. Chẳng hạn với Nhóm tính cách số 3 – Người tham vọng, nếu bạn chỉ gọi riêng vào và khen thưởng vì đã hoàn thành xuất sắc công việc, điều đó sẽ là không đủ. Nhóm người thuộc tuýp số 3 này cần nhiều hơn thế, họ thích được cả bạn bè đồng nghiệp đánh giá cao. Nhưng tương tự, nếu nhân viên của bạn thuộc Nhóm số 7 – Người nhiệt tình, sẽ không lời khen thưởng hoặc chính sách lương nào tốt bằng để cho họ bắt đầu một dự án mới.
...
Tìm hiểu thêm về Enneagram có thể ứng dụng như thế nào trong quản trị nhân sự tại Sự kiện về Enneagram lần đầu tiên tại Việt Nam. Click tìm hiểu thêm
COMMENT