Tin tức
22 Feb 2018

Coaching là gì (Kỳ 3): Tips đưa ra và tiếp nhận phản hồi

Chuyên đề “Coaching là gì” là một series các bài viết của Growth Catalyst Vietnam mang đến cho Nhà Huấn luyện những checklist cơ bản về Kỹ năng Huấn luyện; từ đó giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả thực hành Huấn luyện.

Trong bài viết này, các chuyên gia Huấn luyện từ Growth Catalyst Vietnam sẽ gợi ý một số tips đưa ra và tiếp nhận phản hồi dành cho Coach trong quá trình Huấn luyện.

Businessman and woman having discussion at table in office.


COACHING LÀ GÌ? - Theo định nghĩa của Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế (ICF), Coaching hay Huấn luyện là một quá trình hợp tác, đồng hành giữa Huấn luyện viên (Coach) và Người được huấn luyện (Coachee) nhằm khai mở tư duy, sáng tạo, truyền cảm hứng; từ đó tối ưu khả năng cá nhân và kỹ năng chuyên môn trong công việc cũng như cuộc sống.


TIPS ĐƯA RA PHẢN HỒI TRONG QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN

1. Luôn thành thật, đưa ra phản hồi thường xuyên và mang tính xây dựng. Bạn nên đưa ra phản hồi về các khía cạnh Coachee (Người được Huấn luyện) có thể kiểm soát và tự cải thiện.

2. Tránh đưa ra các phản hồi quá chung chung. Ví dụ thay vì nói rằng “Trong cuộc họp anh/chị đã thể hiện rất tốt”, hãy đưa ra một lời nhận xét cụ thể hơn như: “Thông điệp trong bài thuyết trình rất rõ ràng và thuyết phục, anh/chị đã làm rất tốt!”
3. Bạn nên tập trung phản hồi về hành vi, thay vì đưa ra các đánh giá liên quan đến tính cách hay cá tính của Coachee. Điều này giúp họ cảm thấy lời phản hồi mang tính trung lập thay vì công kích cá nhân.

TIPS TIẾP NHẬN PHẢN HỒI TRONG QUÁ TRÌNH HUẤN LUYỆN

1. Hãy cởi mở với các phản hồi. Trực tiếp đặt câu hỏi với Coachee về khía cạnh/vấn đề cụ thể mà bạn muốn nhận được phản hồi từ họ. Ví dụ “Anh/chị thấy những gợi ý của tôi có phù hợp và hiệu quả không?”.

2. Bạn nên sử dụng linh hoạt các câu hỏi, tránh để Coachee có cảm xúc nghi ngại và phòng thủ. Ví dụ bạn nên hỏi “Anh/chị có thể đưa ra một ví dụ không?” thay vì “Ý anh/chị là gì, tôi không hiểu ý tưởng của anh chị?”

3. Cảm ơn Coachee về tất cả những phản hồi tích cực và tiêu cực. Hãy tự mình trở thành một hình mẫu hành vi tích cực và mang tính xây dựng. Điều này còn giúp bạn xây dựng được sự tin tưởng vững chắc hơn của Coachee trong suốt quá trình Huấn luyện.

 

Kỳ tiếp:

Coaching là gì (Kỳ 4): Các bước để đạt được thỏa thuận chung với Coachee

Coaching là gì (Kỳ 5): Xây dựng văn hóa huấn luyện tại doanh nghiệp

COMMENT