16 Sep 2022

12 Dấu hiệu bạn làm sai nghề và cách giải quyết

Bạn đã dành cả thanh xuân nơi giảng đường để học những kỹ năng cần thiết và vô số giờ sau khi tốt nghiệp để hy vọng về “công việc mơ ước” của bạn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn càng ngày càng cảm thấy mung lung về con đường sự nghiệp của mình?

Bạn đã từng đưa ra quyết định mà có vẻ rất phù hợp tại thời điểm nào đó? Đừng quên rằng mỗi khi bạn chọn cho mình một màu tóc mới cũng chỉ là một “phép thử”, hay khi bạn trang trí phòng bằng những màu sắc thật “hợp gu”, hay đầu tư vào một bộ cánh kiểu mới mà bạn chưa từng thử qua.

Chúng ta đều là như vậy đó. Và điều gì sẽ xảy ra khi bạn phải ra một quyết định “một đi không quay đầu” trong câu chuyện lựa chọn nghề nghiệp của mình?

Chúng ta dành một khoảng thời gian không hề nhỏ để phát triển những kĩ năng cần thiết để có được công việc làm chúng ta cảm thấy thỏa mãn, được ủng hộ, và nếu điều đó không như mơ, đó chắc chắn sẽ làm bạn rơi vào trạng thái “bất ổn”.

Việc bạn cứng đầu với một niềm tin mãnh liệt có thể cám dỗ bạn trở nên cố chấp hơn là thực hiện các động thái cần thiết. Chúng ta có quyền điều chỉnh bất cứ thứ gì cho chúng ta cảm giác không phù hợp trong cuộc đời mình. Thường thì vấn đề sẽ nằm ở việc quyết định khi nào thì từ bỏ và thay đổi hướng đi khác.

Nếu như bạn đang cảm thấy có dù chỉ một chút nghi ngờ về con đường sự nghiệp của mình, bạn nên thấy vui vì mình đã tìm thấy bài viết này. Chúng ta sẽ bàn luận về chính xác của việc làm sai nghề, những dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy bạn thực sự đang đi sai đường và những gì bạn cần làm để xác định lại, định hướng lại cho lộ trình nghề nghiệp của bạn.

👉 “Làm sai nghề” là gì?
Một công việc sai lầm sẽ không thể đáp ứng được tiêu chí và chất lượng của công việc lý tưởng mà bạn muốn. Công việc lý tưởng thậm chí còn thể hiện đăng trưng riêng theo mong muốn, nhu cầu mỗi người. Nó bao gồm môi trường làm việc, kỹ năng, học thức, giá trị mang lại, lương và phúc lợi khác, và nhìn chung là sự vui vẻ của bạn khi làm công việc đó. Công việc lý tưởng - hay những gì bạn muốn và cần nhất từ công việc đó - sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn. Tại sao ư? Vì chính bạn cũng sẽ thay đổi.

Điều gì có giá trị với bạn khi bạn làm việc ở độ tuổi 25 sẽ rất khác so với khi bạn 35, 45, hay 55 tuổi. Và một công việc đem lại cảm giác phù hợp cũng có thể trở thành sai lầm trong quá trình bạn thích nghi với công việc đó. Và thực tế là tất cả những lựa chọn nghề nghiệp đều cần sự đánh đổi giữa công việc lý tưởng và công việc hiện tại của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần xem xét sự đánh đổi ấy sẽ giúp bạn tiến gần hơn hay xa lại càng xa với mục đích công việc dài hạn của mình.
Nếu bạn đang đánh đổi quá nhiều thứ so với sức chịu đựng của mình, có khả năng cao rằng bạn đang đi sai đường rồi đó.

👉 Những nhận định sai của mọi người về một nghề nghiệp “đúng”.

Hầu hết mọi người đều tin rằng một công việc “đúng” nghĩa là công việc sinh lợi nhiều nhất nhưng theo nghiên cứu từ Princeton đã chỉ ra tiền lương thực sự không phải là yếu tố quan trọng nhất. Họ chỉ ra rằng kiếm được nhiều tiền hơn chỉ khiến mọi người hạnh phúc hơn ở một mức độ nhất định, và khi vượt ngưỡng đó thì nhiều tiền cũng chẳng để làm gì nữa.

Vậy mối liên hệ then chốt giữa công việc của bạn và sự thỏa mãn là gì?
Nó phụ thuộc vào việc tìm kiếm một công việc khiến cá nhân bạn hài lòng. Tôi biết bạn không thích câu trả lời này vì điều đó còn tùy thuộc vào sở thích, giá trị, tính cách mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, có một vài yếu tố cụ thể mà nghiên cứu chỉ ra là phổ biến trong số những công việc làm mọi người hài lòng nhất. Để tìm được một nghề nghiệp “đúng”, hãy tập trung vào những công việc mang lại những điều sau đây:

Công việc có nhiệm vụ rõ ràng, quyền tự chủ, sự đa dạng và phản hồi.
Công việc giúp đỡ người khác ví dụ như giúp đỡ cộng đồng, giúp mọi người đạt được mục tiêu, và công việc tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội
Công việc mà bạn làm tốt, cho bạn cảm giác thành tựu và động lực
Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, có mentor chỉ dẫn,... cũng là một dấu hiệu lớn về sự hài lòng trong công việc.
Sự cân bằng trong công việc và cuộc sống để bạn có thể tận hưởng những điều vui vẻ khác.
Không có những tiêu cực như: không an toàn trong công việc, công việc căng thẳng, trả lương không công bằng, v.v.
Điều kiện làm việc hỗ trợ bao gồm tất cả những điều trên và sự an toàn về mặt tinh thần, tình cảm, tâm lý, thể chất.

👉 Tại sao bạn rất dễ chọn phải một công việc sai lầm.

Câu trả lời đơn giản là bạn không biết những gì bạn không biết. Đa phần chúng ta đưa ra quyết định về nghề nghiệp là sử dụng những thông tin hiện ra ngay trước mắt, vấn đề chính là đó không phải TẤT CẢ thông tin.

Vậy, thực tế đáng buồn là hầu hết chúng ta đều chọn sai cùng tại một điểm. Xem xét câu nói sau: Liệu có bao nhiêu người trong chúng ta thực sự được trang bị đủ kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết cá nhân và thông tin về công việc phù hợp ở những năm chúng ta 20 tuổi? Hay thậm chí là 30, 40 tuổi?
Bạn hỏi bất kì một cử nhân đại học ở một lĩnh vực nào đó, chỉ một vài năm sau khi tốt nghiệp họ cũng chẳng còn muốn làm công việc liên quan đến ngành học ấy nữa. Điều đó thật sự rất phổ biến hơn bạn tưởng tượng đó!

Và ngày nay cũng có hàng tá những lựa chọn nghề nghiệp, rất nhiều trong số đó thậm chí còn chẳng tồn tại 5 năm về trước - cùng với nơi làm việc cũng đang thay đổi với tốc độ rất nhanh. Do đó, nếu bạn không được huấn luyện nghề nghiệp hay dành thời gian hàng tuần để phát triển nghề nghiệp dựa trên mục tiêu và self-reflection, bạn rất dễ có những lựa chọn nghề nghiệp khiến bạn hối tiếc đó.

Kết quả là bạn sẽ trải qua cảm giác như bạn đã vấp phải con đường sự nghiệp thay vì kiểm soát nó. Dưới đây sẽ là một vài dấu hiệu nghiêm trọng hơn cho thấy bạn đang làm sai nghề nghiệp.

❌ 12 DẤU HIỆU BẠN ĐANG LÀM SAI NGHỀ ❌

1. Bạn ghét công việc và không hài lòng vì nó.

Có lẽ dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bạn đang làm sai nghề là bạn cực kì ghét công việc mình đang làm. Bạn chán nản, thiếu động lực và kể cả bạn chẳng có áp lực gì trong công việc, bạn cũng không học thêm được gì mới. Đó là một vòng tròn lặp lại.
Hãy dành thời gian để suy nghĩ tại sao công việc lại không hấp dẫn bạn và điều gì sẽ giúp bạn cảm thấy có mục đích hơn? Khi nào bạn được giao một nhiệm vụ mang lại năng lượng cho bạn? Điều gì ở nhiệm vụ đó khiến bạn hứng thú?

2. Bạn hoàn toàn không có liên kết với đồng nghiệp của mình.

Đó có thể là môi trường làm việc tại văn phòng, điều này thật đáng tiếc nhưng cũng không phá vỡ bất cứ thỏa thuận gì của bạn với công ty. Nhưng hãy nghĩ kỹ xem: khi bạn kết nối với những người cũng lĩnh vực, bạn có cảm thấy khó hiểu một cách vô lý về những gì họ đang nói hay bản thân đã hoàn toàn hiểu được họ chưa?

Nếu vậy, đó có thể không phải ngành của bạn và bạn đang ở sai lĩnh vực rồi. Để có được sự rõ ràng chính xác nó là gì, hãy chủ động tìm kiếm những người bên ngoài mạng lưới của bạn và yêu cầu những cuộc phỏng vấn cung cấp thông tin. Đó chính là cách lý tưởng để nói chuyện với ai đó về một lĩnh vực mà bạn hứng thú.

3. Bạn dành cả ngày làm việc chỉ mơ về một công việc khác.

Chúng ta đều có chút ganh tị về nghề nghiệp - ai mà không thích làm việc với người nổi tiếng hàng ngày hoặc làm việc trên bãi biển ở ốc đảo nhiệt đới? Nhưng nếu bạn thấy mình muốn ở bất kỳ một nơi nào khác ngoài bàn làm việc của mình, đặc biệt là một “chiếc bàn ở nơi khác”, thì bạn nên bắt đầu xem xét các lựa chọn rồi đó.

4. Bạn ước gì được quay đầu về những ngày xưa, thay vì phải đi tiếp.

Chúng ta đều ước gì được quay ngược thời gian để có thể sửa lại một vài điều từng làm chúng ta hối hận. Nếu bạn nhận ra bạn có lẽ đã nên học chuyên ngành khác hoặc không đi trên con đường sự nghiệp này, điều đó chẳng sao cả, đừng lo lắng và bất ổn với chính bản thân mình nhé!

Nếu ý nghĩ về việc bắt đầu từ con số 0 khiến bạn hứng thú hơn là tiếp tục sự nghiệp hiện tại, thì có lẽ bạn nên tìm một vị trí mới để thách thức bản thân mình. Nếu ý nghĩ đó là đáng sợ… thì đó cũng không phải là một điều gì quá tệ. Thật hay ho khi lặp lại những hành động giống nhau nhưng bạn lại mong đợi những kết quả khác nhau.

5. Bạn không cảm thấy được truyền động lực, thử thách, sáng tạo hay một cách đơn giản là bạn không cảm thấy ổn.

Công việc của chúng ta phải thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước. Nghề nghiệp trọn vẹn thường mang lại cho chúng ta cảm giác tò mò và gắn kết - và cho chúng ta một khao khát được phát triển. Nếu bạn cảm thấy bản thân thiếu đi những yếu tố này, có lẽ hãy cân nhắc tới việc chọn những sở thích ngoài công việc có thể lấp đầy khoảng trống đó.

6. Sức khỏe về tinh thần và thể chất của bạn đều đang bị ảnh hưởng.

Khi kiệt sức, căng thẳng, lo lắng và có các triệu chứng làm bạn không thể tập trung được vào bất kì thứ gì trong cuộc sống thì bạn cần phải biết rõ lí do vì sao và nguồn gốc của những căng thẳng đó.

Các triệu chứng về sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần cũng thể hiện việc bạn có đang làm sai nghề hay không. Bệnh mãn tính và các tác dụng phụ có thể do căng thẳng và yêu cầu công việc của bạn gây ra. Một công việc nặng làm bạn không thể chăm sóc tốt cho bản thân và có thói quen chăm sóc sức khỏe như ngủ đủ, tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống lành mạnh,v.v.

7. Triển vọng nghề nghiệp của bạn không khả thi và bạn cũng không có mong muốn cải thiện nó.

Phản hồi có ở khắp nơi trong cuộc sống của những người có định hướng nghề nghiệp. Tất cả chúng ta đều tìm kiếm phản hồi để có thể trở nên tốt hơn và làm việc chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy sếp cứ mãi cằn nhằn bạn về thành tích kém thì cũng có nghĩa bạn đã lựa chọn nghề sai lầm rồi.

Đôi khi, chúng ta thật sự không hiểu rõ nhiệm vụ của mình, nhưng nếu bạn chỉ đơn giản cảm thấy không muốn cải thiện nữa, thì đã đến lúc “phải chia tay” với công việc này rồi.

8. Bạn làm việc chưa hiệu quả và những đánh giá tiêu cực chồng chất đè lên đôi vai.

Nếu bạn đang đi sai trên con đường sự nghiệp, bạn có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả công việc của mình kém hơn kỳ vọng. Điều này nghĩa là bạn có thể nhận những lời chỉ chích và đáng giá tiêu cực trong công việc, hoặc việc bạn thiếu năng lượng và nỗ lực khiến bạn liên tục mắc phải những lỗi cá nhân. Ngay cả sau những buổi nói chuyện 1:1, bạn vẫn không thể đáp ứng kỳ vọng của quản lý và các kỹ năng của bạn không phù hợp với yêu cầu công việc. Nó thật sự rất tệ và mọi người đều cảm thấy điều đó.

Tình huống ngược lại hoàn toàn khi bạn làm đúng công việc bạn thích, công việc tạo động lực cho bạn phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề khi nhận phản hồi từ mọi người và biến nó trở thành những kết quả tích cực. Những hành động này giúp bạn nâng cao kỹ năng và khả năng trong công việc, và đó chính xác là lựa chọn tốt hơn cho bạn.

9. Bạn thà làm một việc vất vả và đau khổ còn hơn là làm việc.

Chúng ta đều đồng ý rằng việc ngồi trong khu vực chờ của văn phòng bác sĩ đem lại cảm giác lo lắng nhưng nếu đó cũng là lý do bạn có thể dùng để trốn tránh công việc thì bạn nên xem xét điều gì đã thúc đẩy những ham muốn từ bỏ đó.
Bạn có đang trì hoãn mọi thứ đến gần cuối không? Bạn có thấy khó khăn để quản lí những căng thẳng? Bạn có đang cực kì không thích những gì bạn đang làm không?

10. Bạn cảm thấy bị đánh giá thấp và nảy sinh sự phẫn nộ

Làm việc không đúng ngành nghề có thể rất bế tắc vì bạn sẽ cảm thấy mình đang hao phí thời gian, và kỹ năng vào những việc không đáng. Ngay cả khi bạn đang thăng tiến trong lộ trình này, nếu bạn cảm thấy những kỹ năng chuyên môn của mình không được áp dụng, điều đó sẽ khiến bạn không hài lòng hoặc cảm thấy bị đánh giá thấp.
Một ảnh hưởng của việc không sử dụng hết khả năng của bạn là tiền lương. Ví dụ: nếu bạn là người sale giỏi, bạn có thể phát triển thành công trong mảng phát triển kinh doanh, điều này so với vai trò của bạn tại vị trí dịch vụ khách hàng sẽ mang lại nhiều tiền và sự hài lòng hơn.

11. Bạn tìm thấy chính mình trên các trang thông tin việc làm nhiều hơn là công việc thực tế.

Nhìn vào những công việc tiềm năng khác có thể cảm thấy hơi giống đang “phản bội” công việc hiện tại những chúng ta đều có thể xem xét kĩ để tránh hiện tượng “FOMO nghề nghiệp”.
Nếu công việc hiện tại thiếu đi những yếu tố lợi ích bạn cho là quan trọng, có lẽ công việc đó “không như mơ” như bạn nghĩ nữa rồi. Bạn có muốn thương lượng lại một số trách nhiệm cả mình, yêu cầu tăng lượng hoặc làm lại công việc nhưng theo ý muốn của mình không? Nếu câu trả lời là không, có lẽ đã tới lúc để gửi CV đi tìm một mái nhà chung tốt hơn rồi.

12. Trái tim của bạn không tràn đầy đam mê, nhưng bạn chắc chắn sẽ đau lòng đó.

Chúng ta luôn được nhắc nhở rằng phải có đam mê với nghề nghiệp của mình. Tất nhiên, điều đó là quan trọng nhưng thành thật mà nói, đó không phải là “niềm vui cuộc sống” mỗi ngày. Có những ngày có thể gây căng thẳng đến mức bạn chỉ muốn thu dọn mọi thứ và về nhà nghỉ ngơi, đôi khi là nghỉ ngơi dài hạn.
Nhưng những ngày của bạn nên tràn ngập mục đích và sự gắn bó, hoặc ít nhất là không mang lại cho bạn nhiều căng thẳng hơn là sự hài lòng. Bạn sẽ cảm thấy như bạn đang tạo ra sự khác biệt theo một cách nào đó và phát triển như một nhân viên chuyên nghiệp. Nó có thể khó hiểu, nhưng trái tim của bạn sẽ cho bạn biết nếu bạn đã lựa chọn đúng.

👉 Vậy phải làm gì nếu bạn chọn sai nghề?

Khi mua phải món đồ khiến bạn hối hận thì lúc đó bạn sẽ rất thất vọng, và khi hối hận về công việc của mình thì điều này còn tệ hơn thế. Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào được nhắc tới trước đó, bạn nên xem xét lại.

Có thể đó không phải là do bạn chọn sai nghề mà là hành trình của bạn trên đoạn đường này đã đi đến hồi kết rồi và bạn cần có những trải nghiệm mới. Đây sẽ là một vài điều bạn có thể làm để có những quyết định đúng trong con đường sự nghiệp của mình.

Xác định lý do vì sao công việc hiện tại không phù hợp. Xem xét cả những yếu tố bên trong và bên ngoài, môi trường làm việc, lãnh đạo, sự thăng tiến trong công việc, trách nhiệm,v.v.
Xác định mong muốn và nhu cầu của riêng bạn với sự nghiệp của mình. Hãy ưu tiên những gì là cần thiết tại thời điểm này.
Khám phá các lựa chọn bằng cách liệt kê các công việc. Hãy tạo cho mình một danh sách công ty và công việc bạn nhắm tới. Điều gì ở công ty, công việc này thu hút bạn?
Những buổi trao đổi thông tin là cần thiết. Hãy cố gắng tạo ra một buổi trao đổi thông tin phỏng vấn với những người ở công ty và công việc mà bạn nhắm tới. Qua cách này, bạn có thể thu thập thông tin, kỹ năng cần thiết và nhiều điều quan trọng khác.
Mối quan hệ. Hãy kết nối với những bạn bè, tiếp cận tới những người bạn mới và tạo cho mình “chiến lược làm quen” để giúp bạn tiến gần hơn tới công việc mục tiêu của bạn
Hãy bắt đầu chuyển giao công việc của mình. Nếu thiên thời địa lợi nhân hòa hãy mau chóng cập nhật CV của bạn để tìm cho mình một công việc mang lại niềm vui cho bạn ngay thôi!

👉 3 chiến lược để tìm được một công việc “chuẩn không cần chỉnh”.

1. Hãy tiếp nhận thông tin đúng

Tìm kiếm một công việc phù hợp chính là có được những thông tin chính xác. Hãy sử dụng những thông tin dưới đây để thu hẹp một số nghề có thể phù hợp với bạn và sau đó thực hiện nghiên cứu sâu hơn về những vai trò đó. Cụ thể hơn đó là:
+ Mức lương trung bình và phúc lợi
+ Con đường sự nghiệp
+ Lịch trình làm việc
+ Triển vọng phát triển
+ Yêu cầu về học thức
+ Công ty, công việc bạn nhắm tới
+ Các lợi ích bạn được cung cấp
+ Số liệu thống kê về sự hài lòng của nhân viên

2. Cập nhật CV của bạn

Một khi bạn viết công việc và công ty bạn nhắm tới và lý do vì sao họ phù hợp với bạn, hãy cập nhật lại CV. Đó có nghĩa là hãy viết lại sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn, tối ưu hóa hồ sơ Linkedin của bạn, điền thêm những kỹ năng và hãy chỉ nỗ lực tìm kiếm việc làm của bạn vào một vài nơi cụ thể.

3. Hãy đặt câu hỏi

Lần tới khi bạn tham gia phỏng vấn, hãy đặt thật nhiều câu hỏi! Đây là cơ hội để bạn chắc chắn rằng mình đang chọn một công việc phù hợp với những gì bạn muốn và phù hợp với văn hóa của công ty.

Điểm mấu chốt ở đây là gì? Chúng ta không bao giờ được bỏ cuộc chỉ vì chúng ta làm sai nghề. Cuộc sống là cả quá trình học hỏi liên tục và chúng ta chính là người viết lên những câu chuyện độc đáo của riêng mình.

COMMENT