Tin tức
13 Nov 2018

7 KỸ NĂNG HUẤN LUYỆN NHÀ QUẢN LÝ CẦN LÀM CHỦ

Các Huấn luyện viên kỳ cựu của Forbes Coaches Council đã đúc kết những kỹ năng huấn luyện cần thiết nhất để nâng cao năng lực lãnh đạo và hiệu quả công việc của doanh nghiệp, tổ chức.

Caucasian businessman leader looking at camera in modern office with multi-ethnic businesspeople working at the background. Teamwork concept. Young man with beard wearing blue suit.


Dưới đây là 7 kỹ năng huấn luyện mà các Nhà quản lý cần áp dụng nhuần nhuyễn trong công việc hàng ngày.

  1. Biết bày tỏ sự cảm thông

Cảm thông tức là thấu hiểu những khó khăn, chia sẻ tâm tư, tình cảm với người khác mà không đưa ra phán xét hay áp đặt ý chí cá nhân. Bằng việc phát triển kỹ năng này, Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định mới mà vẫn nhận được sự ủng hộ của toàn bộ đội nhóm mà mình lãnh đạo.

Thay vì đưa ra những nhận xét có tính phê phán hay phản hồi mang tính cá nhân thì việc thực sự gắn kết về mặt cảm xúc trong khi vẫn giữ nguyên tính khách quan, không phán xét chính là kỹ năng Huấn luyện quan trọng bậc nhất mà mỗi Nhà quản lý cần nắm được.

  1. Luôn biết tò mò

Con người thường tò mò trước những điều mình chưa biết nhưng nhiều khi tính cách này bị che lấp trong môi trường công việc với áp lực cao và tính lặp lại đều đặn. Mất đi tính tò mò, ham tìm hiểu, dần dần, người ta đánh mất đi cả sự đánh giá, soi xét và kết luận của bản thân về những vấn đề xung quanh mình.

Luôn giữ được tính tò mò chính là động lực để Nhà quản lý tìm hiểu câu chuyện về nhân viên của mình, khiến quá trình Huấn luyện trở nên thiết thực và hiệu quả hơn.

  1. Năng lực nhận biết điểm mạnh

Cách huấn luyện thông qua việc chỉ ra những điểm yếu và cách khắc phục những điểm yếu này không còn phù hợp.

Phong cách lãnh đạo hiện nay là tập trung vào sự độc đáo và điểm mạnh của các thành viên trong nhóm; khuyến khích họ phát huy những điểm mạnh đó để áp dụng trong công việc cũng như trong cuộc sống.

  1. Biết cách hợp tác

Những Nhà quản lý tài ba sẽ không trực tiếp chỉ bảo mà cùng hợp tác với đội nhóm để đạt được thành công, tạo điều kiện cho các cá nhân được cất tiếng nói, được lắng nghe.

Các thành viên trong nhóm sẽ tận tâm cống hiến hơn nếu họ cảm nhận được lãnh đạo của mình chính là một đối tác cùng họ gây dựng thành công.

  1. Đưa ra những câu hỏi mở

Những câu hỏi mở có thể giúp mỗi người tự nhìn nhận và tìm ra cách giải quyết vấn đề của mình. Có thể lấy ví dụ về một câu hỏi mở như sau: “Nếu không có biện pháp nào khả thi, anh/chị dự định làm gì bây giờ?”

  1. Có tầm nhìn chiến lược cho sự thay đổi

Lãnh đạo và kết nối mọi người đòi hỏi khả năng tạo ra những cơ hội thay đổi và dẫn dắt mọi người trong đội nhóm của mình đến những cơ hội ấy. Một nhà lãnh đạo thực thụ không chỉ tạo nên sự thay đổi và xác lập tầm nhìn cho người khác, mà còn truyền cảm hứng và giúp mọi người tự tìm ra hướng đi để hoàn thiện bản thân cũng như tổ chức.

  1. Lắng nghe đúng cách

Biết lắng nghe mới chỉ làm nên một nửa hiệu quả của việc giao tiếp. Hãy chú ý đến cách bạn lắng nghe, cách bạn phản hồi, khi nào phản hồi là thích hợp nhất...

Nhà quản lý biết lắng nghe và hiểu được thông điệp, sử dụng ngôn từ chính xác, giọng điệu phù hợp để phản hồi lại người khác… sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả giao tiếp.

Nguồn: Tạp chí Forbes

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO COACHING TỪ GROWTH CATALYST VIETNAM 

 

COMMENT