5 tips để Quản trị sự Thay đổi (Change Management) trong doanh nghiệp
Dưới đây là 5 tips dành cho nhà lãnh đạo nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện với sự thay đổi, đồng thời chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho nhân viên trước các thay đổi lớn của doanh nghiệp.
1 – Tạo điều kiện cho nhân viên có tiếng nói trong quá trình ra quyết định
Thông thường, lãnh đạo cấp cao sẽ là người ra quyết định về sự thay đổi trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này khiến nhân viên cảm thấy không có tiếng nói, và phải đối mặt với các ảnh hưởng từ quyết định thay đổi trong tâm thế bị động.
Nhằm tạo động lực và hỗ trợ nhân viên thích ứng nhanh hơn, hãy tạo điều kiện cho nhân viên được đóng góp ý kiến trong quá trình ra quyết định, từ đó tạo cho họ tâm thế chủ động khi đối mặt với bất kỳ sự thay đổi nào.
2 – Tập trung vào quá trình chuyển đổi
Hãy dành thời gian suy nghĩ và cân nhắc về các tác động có thể có của sự thay đổi. Việc này sẽ đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và dễ được đón nhận hơn.
Hãy nhớ gắn kết nhân viên trong quá trình chuyển đổi, bởi họ là nhân tố rất quan trọng để biến kế hoạch thay đổi thành sự thật.
3 – Trao đổi từ hai phía, thay vì chỉ từ một phía, về sự thay đổi
Khi nhân viên và các bên liên quan là một phần của cuộc hội thoại về sự thay đổi, họ sẽ ít có khả năng bỏ cuộc giữa chừng. Các phản ứng trái chiều và cảm xúc tiêu cực cũng sẽ ít xảy ra hơn khi quá trình thay đổi có sự đóng góp từ chính nhân viên.
4 – Chú trọng truyền thông nội bộ
Những ai cần biết về sự thay đổi? Khi nào họ cần biết về điều đó? Họ sẽ được thuyết phục tốt nhất như thế nào? Hãy suy nghĩ về việc truyền tải thông điệp về sự thay đổi “tại đúng thời điểm, với thái độ đúng đắn và thông qua kênh truyền thông có tác động tốt nhất” (Bersin).
5 – Áp dụng Văn hóa Huấn luyện (Coaching) trong doanh nghiệp
Áp dụng Văn hóa Huấn luyện vào Quản trị sự Thay đổi giúp nhân viên hiểu một cách sâu hơn tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của sự thay đổi; từ đó tăng cường sự ủng hộ và xây dựng tâm thế chủ động trong quá trình thay đổi.
(Theo Deloitte & Institute for Employment Studies)
COMMENT