
5 THÓI QUEN GIAO TIẾP ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH ĐOÀN KẾT NƠI CÔNG SỞ
Trong những năm trở lại đây, vấn nạn “bắt nạt ảo” nhận được sự chú ý ngày càng lớn từ phía cộng đồng, chủ yếu liên quan tới trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người trưởng thành sẽ không là nạn nhân của vấn nạn nêu trên - hay mạng xã hội là nơi duy nhất diễn ra tình trạng này. Chốn công sở, cũng là một nơi luôn tồn tại những mối đe dọa liên quan đến câu chuyện kể trên.
Các nhà lãnh đạo cần phải chủ động hơn trong việc xây dựng niềm tin và sự đoàn kết giữa các nhân sự, để mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới cũng như giữa các nhân viên không rơi vào tình trạng rạn nứt. Để làm được, đội ngũ cán bộ liên quan cần tránh mắc phải những hành vi, vốn là những mầm mống cho hành vi tiêu cực nơi công sở, bao gồm
- Không chia sẻ thông tin
- Không giải quyết những bất đồng
- Thất bại trong việc xác định và truyền đạt một nội dung chung
- Thiếu tính vị tha
- Cho phép nói chuyện phiếm
Hãy cùng tìm hiểu về những hành vi này cũng như các cách xử lý một cách chuyên nghiệp dưới đây.
Không chia sẻ thông tin
Bên cạnh những lý do cá nhân cho việc không chia sẻ thông tin (tranh đấu trong doanh nghiệp, đố kỵ, tự bảo vệ), có thể còn một vài lý do khiến cho đội ngũ cấp cao trong công ty tránh việc truyền đạt thông tin tới các phòng ban khác:
- Họ cho rằng những người khác không cần biết về việc mà họ đang làm
- Mặc dù họ cần phải đưa thông tin, nhưng họ phủ nhận thực tế đó vì cho rằng “nó không liên quan”, “không quan trọng” hoặc “không ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên khác”
- Thông báo cho người khác khiến họ mất thời gian bởi họ quá bận rộn vì phải giải quyết các vấn đề khác "khẩn cấp" hơn.
Khi nói chuyện với những người có tư tưởng như vậy, hãy làm rõ tác hại của việc không truyền tải thông tin: Nếu người khác không biết họ đang làm gì và tại sao họ lại làm điều đó, thì rất có thể họ sẽ nghi ngờ. Họ sẽ bắt đầu coi những người khác hoặc phòng ban khác là “đang tồn tại sự cạnh tranh”. Họ sẽ ngồi im lặng trong các cuộc họp thay vì khích lệ hoặc ủng hộ ý tưởng từ một nhân sự tài năng mới.
Ở mức ảnh hưởng cao nhất, những người không chia sẻ thông tin sẽ có thể phá hoại các dự án của đồng nghiệp bằng cách làm chậm tiến độ công việc khi không thông báo các thông tin quan trọng.
Không giải quyết những bất đồng
Những bất đồng xuất hiện có thể là do các mục tiêu của mỗi người là khác nhau: Để cải thiện lợi nhuận của bộ phận, anh A đặt mục tiêu cắt giảm chi phí; chị B tập trung vào việc tăng doanh thu. Chị C cho rằng nên dành nguồn lực cho Khách hàng này trong khi anh D tranh giành độc quyền nguồn lực cho dự án của Khách hàng khác.
Hoặc có thể xung đột mang tính cá nhân hơn.
Dù trong bất cứ trường hợp nào thì cũng sẽ có người cảm thấy không được tôn trọng và bị tổn thương. Bất cứ khi nào bạn nhận ra hành vi bắt nạt hoặc những xung đột tính cách, hãy cố gắng giải quyết chúng thay vì để chúng trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách chọn một bên. Cũng giống như với các môn thể thao, khán giả có xu hướng “chọn một bên” và cổ vũ cho môn thể thao yêu thích của họ trong thời gian dài.
Kết quả là, đội nhóm của bạn sẽ trở nên hỗn độn. Chỉ khi 2 bên nhất trí để bỏ qua những hiềm khích không đáng có, toàn đội mới có thể tiếp tục làm việc với nhau một cách năng suất và hiệu quả.
Thất bại trong việc xác định và truyền đạt một nội dung chung
Mỗi trưởng nhóm đều có cách tiếp cận các dự án và trách nhiệm riêng. Song dẫu cách tiếp cận đó là khác nhau, các nhà lãnh đạo giỏi vẫn cần phải biết cách tập trung vào điểm chung của các bên, đó là đạt được mục tiêu về doanh thu. Giảm tỷ lệ thoát khi khách hàng vào thăm website. Phát triển và thúc đẩy tài năng nội bộ. Tuyển dụng nhân tài từ một ngành liên quan.
Làm cách nào để có thể gia tăng mối quan tâm và trách nhiệm của mọi người đối với một mục đích chung? Nêu rõ sứ mệnh và số liệu. Thường xuyên nhắc nhớ tầm nhìn đó bằng nhiều phương thức khác nhau. Mục đích chung đó cần phải thường xuyên được truyền đạt - đo lường, khen ngợi, khen thưởng.
Thiếu tính vị tha
Việc tồn tại một nhân viên có thái độ lười biếng trong đội ngũ chính là mầm mống gây ra sự mất đoàn kết. Những nhân viên có năng lực, có cam kết sẽ trở nên bực bội khi họ thấy mình có chung chế độ lương thưởng với những đồng nghiệp có thái độ không tốt và/hoặc hoạt động kém hiệu quả. Ngược lại, thường thì những người lười biếng cũng sẽ có xu hướng thù địch đối với những nhân viên được đánh giá cao - những người “thể hiện bản thân” bằng cách hoàn thành công việc một cách xuất sắc.
Đối với những nhân sự như vậy, bất kể năng suất của họ kém khả quan hay mức cống hiến cho công ty là chưa hợp lý, thì những gì một nhà lãnh đạo cần làm là giao cho họ một công việc hoặc chuyển họ tới phòng ban phù hợp hơn, nơi họ có thể chứng tỏ bản thân - và ít gây ra những vấn đề không đáng có giữa các nhân sự.
Cho phép nói chuyện phiếm
Rất ít người sẽ thừa nhận mình là một người thích buôn chuyện. Thay vào đó, họ chỉ “chia sẻ” thông tin vì họ “quan tâm” hoặc cố gắng tỏ ra rằng họ đang tìm cách giúp đỡ một cá nhân nào đó.
Bạn không nên tin điều đó. Chuyện phiếm là việc trao đổi thông tin của một cá nhân này đến một hoặc nhiều người khác - những người không thể giải quyết vấn đề của cá nhân kia. Hãy giúp cho các nhân viên của bạn hiểu được rằng, bạn mong họ ngăn chặn hành động buôn chuyện. Tin đồn chính là thứ phá hủy danh tiếng, làm mất tinh thần của người khác và cuối cùng phá hủy lòng tin và sự đoàn kết giữa các đồng nghiệp.
Trên thực tế, những hành động kể trên hiếm khi được đánh giá là “bắt nạt”. Song, cũng giống như một bức thư đe dọa nặc danh, các hành động kể trên đều có thể tổn thương và gây rối những người trong cuộc. Chính vì lẽ đó, những nhà lãnh đạo cần biết mình phải làm gì để tạo nên tính đoàn kết trong tập thể, ngay khi nhen nhóm những vấn đề gây nhức nhối và đáng lo giữa các nhân sự.
Để nâng tầm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp, trang bị cho họ cả tư duy và kỹ năng nhằm tránh xảy ra những tình huống tiêu cực tại nơi làm việc, rất cần những khóa đào tạo bài bản và chuyên sâu. Tìm hiểu về các khóa học dành cho Lãnh đạo và Nhà quản lý tại http://gcv.edu.vn/
Nguồn: booherresearch.com
COMMENT