Tin tức
11 Oct 2019

5 LỜI KHUYÊN ĐỂ NHÀ QUẢN LÝ TỐI ĐA HÓA HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN

Five Crucial Components To Creating A Successful Coaching

1.Liên kết Huấn luyện với những giá trị cốt lõi của công ty bạn

Huấn luyện là chìa khóa giúp đạt được các mục tiêu của công ty. Do đó, phương pháp Huấn luyện của bạn nên dựa trên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tổ chức. Những giá trị này chính là nền tảng của những lời khuyên, sự khích lệ của nhà Quản lý. Nhờ đó mà việc bạn Huấn luyện sẽ ít dựa vào suy nghĩ chủ quan cá nhân, đồng thời giúp củng cố văn hóa doanh nghiệp. Khi bạn và nhân viên cấp dưới cùng nhìn nhận bức tranh tổng thể thì họ cũng trở nên dễ tiếp thu ý kiến của bạn hơn.

2. Hiểu điều gì thôi thúc nhân viên

Bạn có thể hỏi thẳng nhân viên trong những buổi trò chuyện chỉ có 2 người xem điều gì khiến họ cảm thấy có động lực. Hoặc bạn có thể để nhân viên điền vào một bảng câu hỏi khảo sát. Hãy trò chuyện thân mật về những chủ đề như việc họ làm vào cuối tuần hay sở thích của họ. Nhân viên thường sẽ cố gắng và hợp tác hơn với những Lãnh đạo, Quản lý quan tâm đến họ.

Phương pháp Huấn luyện có một mặt gắn bó mật thiết với con người. Nếu một Huấn luyện viên bóng đá mắng nhiếc các cầu thủ trên sân, ông ta có thể cảm thấy chỉ vô ích. Nhưng nếu Huấn luyện viên này tìm hiểu và tiếp cận từng cầu thủ dựa vào hoàn cảnh, câu chuyện của riêng họ thì sẽ dễ gắn kết và thôi thúc họ hơn.

3. Giữ mối quan hệ cộng tác

Bất kể trong tình huống nào, các cuộc trò chuyện Huấn luyện nên diễn ra theo hướng tạo nhiều cơ hội để cả hai bên thảo luận và phản hồi lẫn nhau. Bằng cách này, bạn sẽ không tước đi trách nhiệm của người nhân viên trong vấn đề và cũng sẽ không làm thay họ. Sự cộng tác trong Huấn luyện nhấn mạnh đến mối quan hệ và dạy bạn cách tập trung hướng vào người khác.

Khi xây dựng mối quan hệ Huấn luyện tốt đẹp với các nhân viên cấp dưới, bạn có thể cải thiện mọi sự tương tác của mình với họ và quản lý dễ dàng hơn. Huấn luyện hiệu quả có thể xây dựng sự tin tưởng ở cả hai bên và hình thành tư duy sẵn sàng trau dồi, cải thiện.

 

4. Biết rõ động lực của đội nhóm

Là một nhà Huấn luyện, chắc chắn bạn không muốn những người không hợp làm việc nhóm với nhau lại chịu trách nhiệm trong cùng một dự án. Nếu điều này không thể tránh được, hãy giúp họ tìm ra những điểm chung ở nhau. Sau cùng, mục tiêu của tất cả là đạt được kết quả tốt nhất có thể cho công ty, tổ chức. Những điều này đạt được là nhờ Huấn luyện. Nếu bạn chưa sẵn sàng đầu tư thời gian, nguồn lực và kỹ năng để Huấn luyện một cá nhân trong đội nhóm thì dường như bạn và tập thể chưa thể thực sự thành công.

5. Kết hợp cả khoa học và nghệ thuật

Huấn luyện là công cụ giúp mọi người thành công. Những Huấn luyện viên xuất sắc là người biết lắng nghe và truyền cảm hứng. Họ xây dựng những mối quan hệ vững bền dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau thông qua việc hiểu rõ đối phương và các kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Huấn luyện viên phải tự nguyện làm việc cùng nhân viên và sẵn sàng chịu trách nhiệm khi có vấn đề nảy sinh.

Bạn có thể hướng dẫn từng bước cách làm một việc cho bất cứ ai, nhưng bạn không thể Huấn luyện cho tất cả mọi theo theo cùng một cách. Một số người cần được Huấn luyện dựa vào quan sát hình ảnh, một số khác cần được tác động vào thính giác, có người cần được thực hành. Mỗi người có những nguồn tạo động lực khác nhau.

Sự đa dạng về tính cách và nhân tố này khiến Huấn luyện vừa là một môn khoa học, cũng là một bộ môn nghệ thuật. Khi được triển khai đúng đắn và hiệu quả, Huấn luyện có thể giúp doanh nghiệp, tổ chức của bạn gặt hái thành công.

Tìm hiểu thêm các chương trình đào tạo về Kỹ năng Huấn luyện cùng Growth Catalyst Vietnam và các Huấn luyện viên chuyên nghiệp:

Tác giả: Michelle Kankousky

Nguồn: Insperity

1. Align coaching with your company’s core values

Coaching is the key to achieving company goals. Therefore, your coaching should be based on your organization’s core values. They become the why behind your advice and encouragement. This way, your coaching becomes less about what you think and reinforces the culture that you want in your organization. When you and your employees are looking at the bigger picture together, it should help them be more receptive to you, too.

2. Understand what motivates your employees

It’s okay to ask them flat-out, in a one-on-one meeting, what makes them feel motivated. Or you could distribute a questionnaire to all your employees at once.Have casual conversations where you find out what they do on the weekend and what their hobbies are. They’re more likely to put in extra effort for a leader who genuinely cares about their well-being.

There’s a human side to coaching. A football coach who yells at players may find that’s ineffective. If the coach appeals to the player’s background instead, the coach might be able to speak the player’s language and thus better motivate the player.

3. Keep it collaborative

No matter the situation, coaching conversations should flow both ways with ample opportunity for mutual feedback and discussion. This way, you’re not removing your employees’ responsibility in the matter or doing the work for them. Collaboration in coaching emphasizes the relationship and teaches you how to become sounding boards for each other.

When you establish great coaching relationships with your employees, it can improve every interaction you have with them and makes management far easier. Effective coaching can build more trust on both sides and keep the door to improvement open at all times.

4. Know your team dynamics

As a coach you certainly don’t want to put people on a project who don’t work well together. If it’s unavoidable, help them find common ground. Ultimately, your goal is to achieve the best possible result for the company. It all comes back to good coaching. If you’re not ready to invest your time, resources and skills to coach an individual, success is unlikely.

5. As much art as science

Coaching is there to help everyone succeed. Effective coaches inspire and listen. They build strong relationships of trust based on knowing their people and good communication skills.Coaches must be willing work alongside the employee, or take the blame if something was done poorly.

You can give anyone a step-by-step guide on how to do something. But you’re not going to coach everyone the same way. Some people need more visual coaching, others are auditory. Some are hands on. People have different motivations.

This variety of factors and personalities can make coaching as much of an art as science. But done correctly, coaching can help your employees and your company come away with a win in the end.

For more information about Coaching courses at Growth Catalyst Vietnam:

Writer: Michelle Kankousky

Source: Insperity

 

COMMENT