Tin tức
16 Jun 2021

5 CÂU THẦN CHÚ ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÂN BẰNG CẢM XÚC CHO CON TRẺ

1. Con hãy cứ buồn, không sao cả - việc mình giải tỏa được nỗi buồn là điều rất tốt

Là người cân bằng cảm xúc cho con, điều đầu tiên bạn muốn dạy con đó là cách hãy để con tự trải nghiệm cảm xúc của mình, trên thực tế, tất cả cảm xúc của con đều cần được cảm nhận. 

Bằng cách này, bạn đã thừa nhận và cảm nhận được những cảm xúc của con, thể hiện rằng dù con có những cảm xúc tiêu cực thì cũng không sao cả. Đó không phải là điều gì đó quá đáng sợ mà con cần tránh né

Như việc khi bạn đang cáu giận, hãy cứ cáu giận không sao cả. Tốt nhất là để những cảm xúc tự nhiên đó bộc phát ra ngoài. Hay việc bạn biểu lộ sự buồn bã lên khuôn mặt, những ngôn ngữ cơ thể đang nói rằng bạn đang buồn, cũng đều không sao. 

2. Ba/mẹ đang nghe - Ba/mẹ đang ở đây vì con - Ba/ mẹ sẽ ở cạnh con 

Món quà tốt đẹp nhất mà bạn có thể mang đến cho con đó là ở cùng con khi con đang hỗn loạn với những cảm xúc của mình. Để giúp con ổn định lại, chỉ đơn giản là ở cùng con trong không gian đầy cảm xúc ấy. Hãy ở cạnh con. 

Nếu con đang buồn bực, hãy ngồi đây một lúc. Ba/mẹ ở cạnh con, luôn ở đây với con. Hãy cứ cảm nhận cảm xúc của mình, không sao cả. Ba/mẹ không để con một mình đâu. 

Chìa khóa để giữ cảm xúc ổn định đó là tách biệt cảm xúc với các hành vi của con. Chúng tôi thấy rằng những hành vi mà người lớn muốn thay đổi sẽ vô tình gạt bỏ đi những cảm xúc của trẻ. 

3. Con là một đứa trẻ tốt và tử tế

Bị rối loạn kiểm soát không phải là điều xấu. Tức giận hay thất vọng cũng không tệ đến vậy. Tuy nhiên, đôi khi trong lúc đang xúc động, không phải lúc nào chúng ta cũng đưa ra được những quyết định sáng suốt. 

Con trẻ có thể mắc lỗi hay có những lựa chọn chưa đúng, nhưng đó là cách chúng hành động, chứ không thể hiện ra chúng là ai. Đây là một thông điệp quan trọng khi cha mẹ giáo dục con. 

Nghiên cứu nói rằng đứa trẻ nào cũng là những đứa trẻ ngoan, tử tế và việc đó dẫn đến tính cách hào sảng. Chúng ta đang muốn con trẻ hiểu rằng bất kể chúng đang cảm thấy như thế nào, chúng đều rất tốt và là những đứa trẻ tử tế. 

“Con đã từng tức giận. Con không có ý gì khi nói với anh trai mình những lời không hay.” Đôi khi chúng ta nói những điều mà chúng ta không định nói khi chúng ta tức giận. Hãy cho con biết rằng chúng là một đứa trẻ tốt bụng và hỏi xem con nghĩ mình nên làm gì để anh trai cảm thấy tốt hơn?

Điều này sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa bạn và trẻ, trẻ sẽ có cảm giác cha mẹ là những người bạn của chúng. Trẻ nhỏ thường thích phân loại và gán mác cho một điều gì đó - đó là cách mà chúng nghĩ. 

Những người khác có thể cho rằng đứa trẻ xấu xa chỉ vì những gì con đã làm - tuy nhiên những hành động đó có thể là do sự bộc phát, bốc đồng - có thể con đã không nghĩ trước khi làm - có thể con đã có những cảm xúc tiêu cực và đưa ra một sự lựa chọn sai lầm - nhưng chúng không phải là người xấu. 

Đây là một sự phân biệt quan trọng con cần học ngay từ khi còn nhỏ. 

4. Ba/mẹ sẽ luôn ở đây khi con cần 

Cảm xúc của trẻ là điều đáng ghi nhận và xác thực. Tuy nhiên đôi khi trẻ sẽ làm quá cảm xúc của mình lên để có được sự chú ý của cha mẹ. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho cha mẹ để cha mẹ hiểu rằng mình nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp với con. Nhưng không phải trong lúc con đang có những cảm xúc tiêu cực mà là sau đó, khi con đã bình tĩnh lại. 

Làm thế nào để biết rằng con đang làm quá lên cảm xúc của mình? Khi con từ chối một cái ôm hay sự an ủi từ cha mẹ nhiều lần, hay khi tất cả các sự vòi vĩnh của con đều không được như con mong muốn. 

Việc đưa ra sự thừa nhận hay sự xác nhận không dứt khoát vào những thời điểm này có thể phản tác dụng, thậm chí có thể tạo ra những cơn giận dữ hoặc sự quá khích của con. Đây là lúc mà những cách thức cũ có thể không còn hiệu quả nữa. Đó là lý do vì sao mà chúng tôi khuyên bạn nên “Để cảm xúc được nghỉ ngơi” một cách linh hoạt, điều này có tác dụng khi con đang cố gắng làm quá cảm xúc của mình, mang đến sự thoải mái cho cha mẹ vì chính cha mẹ cũng cần được nghỉ ngơi. 

Bạn vẫn có thể thừa nhận cảm xúc của trẻ, đồng thời tạo cơ hội để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc của mình. “ Ba/mẹ có thể thấy rằng con đang rất khó chịu. Không sao cả. Có vẻ như việc ba/mẹ cố gắng chia sẻ cũng không khiến con cảm thấy tốt hơn. Con hãy nhớ khi con đang buồn bực, hãy nhớ lại cách để bình tĩnh. Ba/mẹ sẽ ở đây khi con cần”

Bạn không bỏ rơi con mình trôi theo cảm xúc của chúng, bạn đang bày tỏ sự tin tưởng chúng về việc chúng sẽ vận dụng một số cách mà bạn đã dạy để ổn định, cân bằng lại cảm xúc của mình. 

Bạn cũng cần lưu ý rằng trẻ đang cần sự chú ý, bạn cần đảm bảo rằng bạn sẽ chú ý đến con ngay sau đó và trực tiếp kết nối lại, nói chuyện 1-1 với con. Nhưng hiện tại, bạn cần để con có không gian để tự điều chỉnh.

Trẻ có thể yêu cầu bạn luôn ở cạnh bên và điều đó không sao cả. Sau một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể quay lại hỏi trẻ con có cần một cái ôm không. Hoặc con chỉ đơn giản đang cần một không gian riêng - Đôi khi tất cả chúng ta đều vậy. 

5. Chúng ta có thể học được gì mới từ điều này? Bài học rút ra là gì 

Giáo dục con trẻ rằng hãy học/ rút ra những bài học từ những khó khăn mà chúng ta gặp phải là rất quan trọng. Đó là những bài học từ nỗi đau, sự thất vọng hay sự tức giận của chúng ta. Vấn đề là đó là những cơ hội được rút ra từ những điều khó giải quyết. 

Nhờ những sai lầm mà chúng ta trưởng thành hơn 

Điều này không chỉ đúng trong việc học hay quá trình để có được thành tích học tập tốt. Nó đúng ngay cả trong các mối quan hệ, bạn bè, hay đối mặt với các tình huống khó khăn ngoài xã hội 

Đó là những gì làm chúng ta cảm thấy buồn và làm chúng ta trở nên nghi ngờ chính bản thân mình. 

Vậy cảm xúc đang muốn nói với chúng ta điều gì? Có thể là cách chúng ta xử lý tình huống đã sai, có thể là mình phải thử lại và không được bỏ cuộc. Có thể không phải ai cũng là bạn tốt, có thể chúng ta không phải là một người bạn tốt và chúng ta cần phải xin lỗi. 

 

COMMENT