10 sai lầm điển hình của nhà quản lý mới (First-time Managers)

1. Áp lực “phải biết tất cả”
Bạn không cần biết tất cả mọi thứ để trở thành nhà lãnh đạo, nhưng một nhà lãnh đạo phải là người biết sử dụng và phát triển các nguồn lực sẵn có, đặc biệt là nguồn lực con người.
2. Thể hiện quyền lực
Điều nhân viên kỳ vọng từ nhà lãnh đạo là sự hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng. Bởi vậy, thay vì thể hiện quyền lực, hãy tập trung vào việc làm thế nào có được niềm tin từ nhân viên.
3. Tham vọng thay đổi
Một số nhà quản lý mới tham vọng thay đổi tất cả quy trình hay cấu trúc công việc, bởi họ cho rằng mọi công việc từ trước đến nay đều sai lầm. Tuy nhiên, sự quy chụp này khiến nhân viên cảm thấy không được tôn trọng và phủ nhận mọi công sức của họ.
Thay vì chỉ trích, hãy hỏi ý kiến nhân viên: “Đâu là điểm anh chị thấy cần phải thay đổi?”. Cách tiếp cận này không chỉ giúp gắn kết đội nhóm, mà còn khuyến khích họ làm việc hiệu quả và chú tâm hơn.
4. Hoặc: Sợ hãi thay đổi
Đối lập, một số nhà quản lý mới lại sợ phải thay đổi: họ chần chừ trước các quyết định và e dè các hệ quả. Là một nhà quản lý, hãy dám chịu trách nhiệm và đưa ra các quyết định kịp thời.
5. Không dành thời gian tìm hiểu về cấp dưới
Hãy lắng nghe ý kiến của từng nhân viên, ủng hộ và giúp đỡ họ, chia sẻ về đam mê cũng như những kế hoạch tương lai. Chú tâm tìm hiểu nhân viên để xây dựng niềm tin và có được sự ủng hộ từ họ.
6. Không cập nhật với cấp trên
Quản lý trực tiếp là người có thể chia sẻ kinh nghiệm và huấn luyện cho bạn trên vai trò nhà lãnh đạo mới. Vậy nên, hãy nhớ cập nhật tình hình công việc với cấp trên ở một tần suất phù hợp.
7. Né tránh xử lý vấn đề với nhân viên tiêu cực
Hãy giải quyết các vấn đề nảy sinh với nhân viên tiêu cực bằng thái độ phù hợp và chuyên nghiệp. Đừng trì hoãn bởi mọi nhân viên đều đang quan sát! Tiếp cận theo phương pháp huấn luyện là một gợi ý rất hữu ích từ các chuyên gia. Bạn có thể tham khảo thêm Checklist dành cho nhà quản lý khi huấn luyện nhân viên tiêu cực.
8. Không muốn để lộ điểm yếu
Một số nhà quản lý cho rằng sự yếu đuối sẽ hạ thấp quyền lực của họ. Trên thực tế, nhân viên mong muốn có một nhà lãnh đạo “authentic”. Thay vì cố gắng che giấu những sai lầm, hãy thừa nhận và tiếp nhận chúng như những bài học phát triển bản thân.
9. Không bảo vệ nhân viên
Hãy “bảo vệ” nhân viên của bạn, từ những khó khăn nảy sinh trong công việc đến các hành động tiêu cực từ đội nhóm khác. Khi nhân viên hiểu luôn có bạn đứng sau bảo vệ và ủng hộ, họ sẽ tin tưởng vào bạn với vai trò nhà lãnh đạo.
10. Bỏ qua triết lý “Nhà lãnh đạo”
Hãy ghi nhớ: Khi công việc thuận lợi, đó là thành quả của toàn đội nhóm. Khi khó khăn xảy ra, đó là thất bại của người lãnh đạo. Sống với triết lý này, và mức độ tín nhiệm của bạn sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
(Theo The Balance)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG QUẢN LÝ, LÃNH ĐẠO TỪ GROWTH CATALYST VIETNAM
|
COMMENT